Bài báo Tạp chí

Quay trở lại danh sách
TẠP CHÍ SỐ 182

Hồ Thị Lam, Nguyễn Thị Hoàng Phương, Phan Bá Tú, Phạm Dương Thuỵ Ý Nhi, Đinh Anh Huy và Ngô Tấn Hiệp - Toàn cầu hóa, tăng trưởng kinh tế và dấu chân sinh thái - bằng chứng thực nghiệm từ ước lượng Panel ARDL

27/10/2023 08:11:03
Từ khóa: Dấu chân sinh thái, tăng trưởng kinh tế, toàn cầu hóa, thiên đường ô nhiễm.
Mã JEL: C33, F64, O44, Q56.
Mã số: 182.1DEco.11
DOI: 10.54404/JTS.2023.182V.01

Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá tác động của toàn cầu hóa, tăng trưởng kinh tế đến dấu chân sinh thái (EF) tại các quốc gia Châu Á trong giai đoạn từ 1997 đến 2021. Nghiên cứu sử dụng phương pháp ARDL trên dữ liệu bảng có kiểm soát tính động với ước lượng PMG do Pesaran et al. (2001) đề xuất. Kết quả thể hiện toàn cầu hóa tác động âm đến EF cả trong ngắn và dài hạn hàm ý càng mở cửa hội nhập, càng đẩy nhanh tốc độ toàn cầu hóa thì ô nhiễm môi trường càng giảm. Kết quả này phủ định giả thuyết thiên đường ô nhiễm và khẳng định giả thuyết vầng hào quang ô nhiễm. Tuy nhiên, với tăng trưởng kinh tế thì ngược lại - trong ngắn hạn, thu nhập tác động cùng chiều đến EF làm cho EF tăng, nhưng trong dài hạn, khi đạt đến điểm ngưỡng, tác động của GDP trở nên âm hàm ý mức độ ô nhiễm môi trường đã giảm khi thu nhập tăng lên. Điều này hoàn toàn xác nhận sự tồn tại của đường cong Kuznets môi trường tại các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Từ đó một vài hàm ý chính sách được chúng tôi đề xuất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và quá trình toàn cầu hóa làm sao phát huy tối đa hiệu quả và hiệu suất nhưng ảnh hưởng tối thiểu đến sinh thái nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững.