Chính sách với người thẩm định

Trước khi phản hồi chấp nhận hoặc từ chối lời mời phản biện bài báo của Tạp chí Tạp chí Khoa học Thương mại (sau đây gọi là “Tạp chí”), người thẩm định cần biết và nắm rõ các vấn đề sau:

- Bài viết có phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của mình hay không? Chỉ nên chấp nhận nếu người thẩm định thấy có thể đưa ra đánh giá nhận xét chất lượng và chính xác.

- Người thẩm định phát hiện có xung đột lợi ích tiềm ẩn hay không? Nếu có, vui lòng phản hồi cho Lãnh đạo Tạp chí.

- Người thẩm định có thời gian cần cân nhắc cam kết đảm bảo có thể đáp ứng được thời hạn phản hồi lại nhận xét thẩm định cho Tạp chí.

Người thẩm định cần phản hồi lời mời càng sớm càng tốt vì việc trì hoãn quyết định sẽ làm chậm tiến độ phản biện dù chấp nhận thẩm định hay không. Nếu từ chối lời mời, đề xuất người thẩm định khác phù hợp hơn nếu có thể.

Trước khi nhận xét chất lượng nội dung bài báo

Trường hợp chấp nhận tham gia, người thẩm định phải cam kết bảo mật cho bài báo được nhận từ Tạp chí. Cụ thể, người phản biện cam kết không chia sẻ bài báo đó với bất cứ ai mà không được sự cho phép của Tạp chí. Vì Tạp chí áp dụng hình thức thẩm định kín nên người thẩm định cũng không chia sẻ thông tin nhận xét này với bất cứ ai mà không được sự đồng ý của Tạp chí.

Bản nhận xét của chuyên gia thẩm định

Nhận xét đánh giá của người thẩm định sẽ giúp Tạp chí quyết định có nên xuất bản bài báo đó hay không, do vậy, người thẩm định cần đưa ra ý kiến đánh giá nhận xét bao quát và chuẩn xác về chất lượng bài báo.

Nhận xét đánh giá cần lịch sự và mang tính xây dựng, và không bao gồm bất kỳ nhận xét mang tính đánh giá cá nhân hoặc ghi chú lại thông tin cá nhân của thẩm định (bao gồm họ tên người thẩm định ).

Danh mục cần kiểm tra trước khi phản hồi kết quả thẩm định

Chỉ ra những điểm mới, những thành công trong nội dung bài báo.

Chỉ ra những điểm cụ thể mà bài báo đáp ứng/chưa tuân thủ các tiêu chí, chuẩn mực quy định của Tạp chí Khoa học Thương mại.

Đưa ra những gợi ý về bài báo bao gồm: bố cục cách thức trình bài, tài liệu tham khảo

Nếu người phản biện nghi ngờ đạo văn, gian lận hoặc phát hiện nào khác, hãy nêu nghi vấn đó cho Tạp chí, cung cấp càng nhiều chi tiết càng tốt. Vui lòng truy cập Mục Đạo đức xuất bản của Tạp chí để tham khảo thêm.

Theo các chính sách đạo đức xuất bản của Tạp chí, người thẩm định phải xử lý bất kỳ bản thảo nào mà họ được yêu cầu xem xét dưới dạng tài liệu mật. Vì Tạp chí áp dụng hình thức phản biện kín nên người thẩm định không được chia sẻ phần đánh giá hoặc thông tin về việc nhận xét phản biện với bất cứ ai nếu không có sự đồng ý của Tạp chí và các tác giả có liên quan. Điều này cần triệt để thực hiên kể cả sau khi bài báo đã được công bố trên Tạp chí.

Bất kỳ đề nghị nào cho tác giả sửa đổi, bao gồm cả trích dẫn tài liệu của người thẩm định (hoặc cộng sự của thẩm định ) phải vì lý do khoa học chính đáng và không nhằm mục đích tăng số lượng trích dẫn cho người thẩm định , hoặc tăng cường khả năng hiển thị công trình nghiên cứu của người thẩm định (hoặc cộng sự của thẩm định ).

Đề xuất của người thẩm định

Khi đưa ra đề xuất, người thẩm định nên xem xét các danh mục mà Tạp chí có thể sử dụng để phân loại bài viết:

1)     Từ chối (Cần giải thích rõ lý do trong báo cáo)

2)     Chấp nhận đăng mà không cần chỉnh sửa

3)     Chỉnh sửa – chỉnh sửa quan trọng hoặc ít quan trọng (diễn giải các nội dung cần chỉnh sửa; đồng thời, ghi chú rõ cho Tạp chí biết người thẩm định có cần xem lại bài báo đã sửa đổi hay không).

Quyết định cuối cùng

Tổng biên tập là người đưa ra quyết định cuối cùng chấp nhận hay từ chối đăng bài báo. Các bộ phận, thành viên khác liên quan đến Tạp chí không có quyền trong quyết định này. Ban biên tập sẽ cân nhắc mọi quan điểm và có thể yêu cầu một ý kiến thứ ba hoặc yêu cầu tác giả sửa đổi thêm trước khi đưa ra quyết định. Hệ thống nhận bài trực tuyến sẽ cập nhật tình trạng bài báo cho người thẩm định biết về quyết định cuối cùng. Trường hợp không thấy cập nhật, người thẩm định có thể liên hệ với Lãnh đạo Tạp chí để tìm hiểu về tình trạng bài viết.

Xem thêm