Chính sách về đạo đức xuất bản

Việc công bố một bài báo ở Tạp chí Khoa học Thương mại (sau đây gọi là “Tạp chí”) được thông qua quá trình đánh giá chất lượng nội dung chặt chẽ và bảo mật, và đây là quá trình xây dựng và phát triển mạng lưới tri thức thiết yết mang tính xuyên suốt . Quá trình này sự phản ánh trực tiếp chất lượng công trình của tác giả và tổ chức hỗ trợ. Các bài báo đã qua quy trình thẩm định của các chuyên gia giúp hỗ trợ và thể hiện rõ phương pháp khoa học này.

Vì vậy, các tiêu chuẩn về đạo đức xuất bản cần được tuân thủ bởi tất cả các bên liên quan tới việc xuất bản bao gồm: tác giả, ban biên tập, chuyên gia thẩm định, nhà xuất bản, và các hiệp hội hoặc đơn vị bảo trợ cho tạp chí.

Nhiệm vụ của Ban biên tập

Quyết định xuất bản: Ban biên tập của Tạp chí chịu trách nhiệm hoàn toàn và độc lập đối với việc quyết định đăng tải các bài báo gửi về Tạp chí, đồng thời thường xuyên cộng tác với tổ chức có liên quan. Quá trình thẩm định chất lượng nội dung bài báo đang còn nhiều tranh cãi và tầm quan trọng của bài báo với các nhà nghiên cứu và đọc giả phải luôn được tuân thủ những nguyên tắc này. Mọi thành viên Hội đồng biên tập được phải được hướng dẫn và tuân thủ các chính sách của Hội đồng biên tập Tạp chí và chịu sự ràng buộc từ các yêu cầu pháp lý liên quan tới các vấn đề như bôi nhọ, vi phạm bản quyền, và đạo văn. Thành viên ban biên tập có thể hội ý với các thành viên khác hoặc các nhà phản biện trong việc đưa ra những quyết định.

Thẩm định của chuyên gia: Thành viên ban biên tập nên đảm bảo tình công bằng, không thiên vị, và đúng hạn trong quy trình đánh giá chất lượng nội dung bài báo. Bài báo phải được thẩm định bởi ít nhất 2 chuyên gia độc lập bên ngoài và khi cần thiết thành viên ban biên tập có thể tham khảo thêm các ý kiến khác. Thành viên ban biên tập nên lựa chọn chuyên gia phản biện có chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu của bài báo theo cách thức tốt nhất để tránh việc chọn các nhà chuyên gia thẩm định không phù hợp. Thành viên ban biên tập nên xem xét tất cả các dấu hiệu và thông tin phản hồi về mâu thuẩn lợi ích tiềm tàng và đề xuất trích dẫn bài viết của người thẩm định cho tác giả để từ đó quyết định liệu có bất kỳ sự thiên vị tiềm tàng nào hay không.

Tính công bằng: Thành viên ban biên tập nên đánh giá bản thảo dựa trên nội dung mang tính tri thức chứ không phải dựa vào chủng tộc, giới tính, xu hướng tình dục, tín ngưỡng, sắc tộc, quốc tịch, hay triết lý chính trị của tác giả. Chính sách biên tập của JTS khuyến khích tính minh bạch và báo cáo hoàn chỉnh, trung thực; thành viên ban biên tập cần đảm bảo các chuyên gia thẩm định và tác giả hiểu rõ về những gì họ nên làm. Thành viên ban biên tập nên sử dụng hệ thống gửi bài điện tử tiêu chuẩn của Tạp chí cho tất cả các trao đổi liên quan tới tạp chí. Thành viên ban biên tập cùng với Ban biên tập sẽ thiết lập một cơ chế minh bạch để đưa ra các quyết định.

Tính bảo mật: Thành viên ban biên tập phải đảm bảo tính bảo mật của tất cả các tài liệu gửi đến tạp chí và các cuộc trao đổi với chuyên gia thẩm định, trừ khi có thỏa thuận với thẩm định và tác giả có liên quan. Trong những trường hợp ngoại lệ và thảo luận với nhà xuất bản, nhà biên tập có thể chia sẻ một lượng thông tin có giới hạn với Thành viên ban biên tập của các tạp chí khác nếu thấy cần thiết để điều tra khi nghi ngờ về hành vi sai trái trong nghiên cứu. Trừ khi Tạp chí vận hành một hệ thống thẩm định mở và/hoặc chuyên gia thẩm định đồng ý công bố tên của họ thì thành viên ban biên tập phải bảo vệ danh tính của chuyên gia thẩm định. Các tài liệu chưa công bố được tiết lộ trong bản thảo gửi đến Tạp chí phải không được sử dụng trong một bài nghiên cứu của riêng của thành viên ban biên tập nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của tác giả. Các thông tin và ý kiến mang tính đặc quyền lấy được thông qua phản biện phải được bảo mật và không sử dụng cho lợi ích cá nhân.

Công khai về xung đột lợi ích: Bất kỳ các mâu thuẫn tiềm tàng nào về lợi ích nên được thông báo đến Tạp chí bằng văn bản trước khi gửi đánh giá chất lượng nội dung và sẽ cập nhật nếu/khi các mâu thuẫn mới nảy sinh. Tạp chí có thể đăng tải những công bố này trên Tạp chí. Thành viên ban biên tập không được liên quan đến các quyết định về những bài báo mà họ tự viết hoặc được viết bởi thành viên gia đình, đồng nghiệp, hay là bất cứ điều gì liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ mà trong đó thành viên ban biên tập được hưởng lợi ích. Hơn nữa, bất kỳ việc đệ trình nào cũng phải tuân thủ tiến trình gửi bài bình thường của Tạp chí; công tác đánh giá chất lượng nội dung bài báo phải được xử lý một cách độc lập với thành viên ban biên tập hay tác giả có liên quan và nhóm nghiên cứu; và cần phải có một thông báo rõ ràng về khả năng ảnh hưởng của các vấn đề này đến những bài báo được xuất bản.

            Cẩn trọng về tài liệu xuất bản: Thành viên ban biên tập cùng với Tạp chí nên làm việc cẩn trọng để tính nguyên vẹn của tài liệu xuất bản bằng cách xem xét và đánh giá hành vi sai trái đáng nghi và được báo cáo (nghiên cứu, phát hành, thẩm định và biên tập). Các biện pháp này sẽ bao gồm không chỉ việc liên hệ với tác giả của bản thảo hay bài báo và đưa ra các xem xét có thời hạn đối với các khiếu nại hoặc yêu cầu bồi thường tương ứng mà còn các cuộc trao đổi sâu hơn với những tổ chức nghiên cứu có liên quan. Thành viên ban biên tập nên vận dụng hợp lý các hệ thống công nghệ và cơ sở dữ liệu của Tạp chí để phát hiện ra các hành vi sai trái như đạo văn. Thành viên ban biên tập nếu đã nắm được bằng chứng thuyết phục về hành vi sai trái cần phối hợp với Tạp chí (và/hoặc tổ chức) để thu xếp việc công bố kịp thời về chỉnh sửa, rút lại, thể hiện mối quan ngại, hoặc các việc chỉnh sửa khác có liên quan đối với các bài viết.

Nhiệm vụ của Chuyên gia thẩm định

Đóng góp vào việc đưa ra quyết định biên tập: Công tác thẩm định hỗ trợ Ban biên tập trong việc đưa ra quyết định biên tập và thông qua việc trao đổi với tác giả để hỗ trợ tác giả nâng cao chất lượng bài báo. Nhận xét về chất lượng nội dung bài báo của chuyên gia là một thành tố thiết yếu trong hoạt động học thuật cẩn trọng và đóng vai trò cốt lõi trong quá trình xuất bản bài báo. Ngoài các nhiệm vụ liên quan đến vấn đề đạo đức, nhìn chung các chuyên gia thẩm định được yêu cầu hành xử với tác giả và công trình của họ như thể đang hành xử đối với chính mình và thể hiện việc thẩm định trong khả năng tốt nhất. Bất kỳ chuyên gia phản biện nào được chọn mà nhận thấy không đủ tiêu chuẩn để nhận xét chất lượng nội dung bài báo được trình bày trong bản thảo hay biết rằng việc thẩm định tức thời sẽ không mang tính khả thi nên thông báo cho Ban biên tập và từ chối tham gia vào quy trình thẩm định.

Tính bảo mật: Bất kỳ bản thảo nào đang thẩm định chất lượng nội dung phải được xem như là tài liệu bảo mật. Chuyên gia thẩm định không được chia sẻ các đánh giá hoặc thông tin về bài báo với bất kỳ ai hay liên hệ trực tiếp với tác giả mà không có được sự đồng ý của Tạp chí. Tạp chí khuyến khích chuyên gia thẩm định thảo luận với đồng nghiệp hoặc thực hiện đồng đánh giá. Tuy nhiên, các chuyên gia thẩm định trước hết cần bàn bạc với Tạp chí về điều này để đảm bảo rằng tính bảo mật được tuân thủ và những người tham gia đều nhận được sự tín nhiệm phù hợp. Các tài liệu chưa công bố được tiết lộ trong bản thảo gửi đến Tạp chí không được sử dụng cho mục đích nghiên cứu riêng của thành viên ban biên tập nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của tác giả. Các thông tin và ý kiến mang tính đặc quyền có được thông qua thẩm định của chuyên gia phải được bảo mật và không sử dụng cho mục đích cá nhân.

Cảnh báo về các vấn đề đạo đức: Một chuyên gia thẩm định cần có nhận thức cao về các vấn đề xung đột lợi ích tiềm ẩn liên quan đến bài báo và cảnh báo Tạp chí, bao gồm bất kỳ sự tương đồng và trùng lắp đáng kể giữa các bản thảo đang xem xét với các bài báo đã được công bố mà chuyên gia thẩm định từng biết. Bất kỳ các công bố, bản gốc, hay tranh luận đã được báo cáo trước đây đều phải đi kèm với các trích dẫn liên quan.

Tiêu chuẩn về tính khách quan và xung đột lợi ích: Công tác đánh giá chất lượng nội dung bài báo cần được thực hiện một cách khách quan. Các chuyên gia thảm định nên ý thức việc bất kỳ sự thiên lệch mang tính cá nhân có thể phát sinh và xem xét chúng trong khi đánh giá chất lượng nôi dung một bài báo. Phê bình cá nhân đối của tác giả là không phù hợp. Chuyên gia thẩm định nên thể hiện quan điểm của mình một cách rõ ràng với những tranh luận được hỗ trợ và nên tham vấn Thành viên Ban biên tập trước khi đồng ý nhận kết quả đánh giá bài báo mà mình có thể có xung đột lợi ích tiềm tàng xuất phát từ sự cạnh tranh, cộng tác, hay từ các mối quan hệ khác, hoặc từ sự kết nối với bất kỳ tác giả, công ty, hay tổ chức có liên quan đến bài báo. Nếu chuyên gia thẩm định đề xuất rằng một tác giả đưa trích dẫn nghiên cứu của mình (hoặc cộng sự của mình) vào thì đó là vì lý do khoa học chính đáng chứ không phải vì mục đích làm tăng số trích dẫn bài nghiên cứu của mình hay nâng cao tính minh bạch của công trình nghiên cứu của mình (hoặc cộng sự của mình).

Nhiệm vụ của Tác giả

Tiêu chuẩn bài viết: Tác giả của bài báo nên trình bày bài báo chính xác về công trình nghiên cứu thực hiện cũng như các thảo luận khách quan về tầm quan trọng của bài báo. Các dữ liệu nên được trình bày một cách chính xác trong bài báo. Bài báo nên bao gồm đầy đủ các chi tiết và tài liệu tham khảo để cho phép người đọc thực hiện lại công trình nghiên cứu của mình. Những công bố mang tính gian lận và thiếu chính xác được quy là hành vi thiếu đạo đức và sẽ không được chấp nhận. Đánh giá và các ấn phẩm chuyên ngành cần chính xác và khách quan, và các công trình có ý kiến biên tập cũng cần được xác định rõ ràng như vậy.

Truy cập và lưu trữ dữ liệu: Tác giả có thể được yêu cầu cung cấp dữ liệu nghiên cứu hỗ trợ cho bài báo nhằm mục đích thẩm định và/hoặc tuân thủ theo yêu cầu dữ liệu ở của Tạp chí. Nếu được, tác giả cần chuẩn bị cung cấp quyền truy cập công khai đối với những dữ liệu này và cách lưu giữ dữ liệu trong vòng một số năm nhất định sau khi xuất bản.

Tính mới và dẫn nguồn: Tác giả cần đảm bảm rằng mình đã viết toàn bộ bài nghiên cứu gốc, và nếu tác giả sử dụng tác phẩm của người khác phải thì phải có trích dẫn hợp lý và khi cần phải có sự đồng ý. Công trình nghiên cứu của người khác cần được dẫn nguồn một cách chuẩn mực. Tác giả cần trích dẫn những ấn phẩm có tác động đến nghiên cứu của mình và phải đưa ra ngữ cảnh thích hợp nội dung trong bài báo. Các thông tin riêng tư có được từ những lần trao đổi, phản hồi, hoặc thảo luận với bên thứ ba không được sử dụng hay trình bày khi không có sự chấp thuận rõ ràng bằng văn bản từ tác giả của bản gốc. Đạo văn được thực hiện dưới nhiều hình thức, từ việc “biến” tác phẩm của người khác thành tác phẩm của mình cho đến việc sao chép hoặc diễn giải một lượng đáng kể nội dung từ nghiên cứu của người khác (mà không ghi nguồn), thậm chí là công bố kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi người khác. Đạo văn dưới bất kỳ hình thức nào cũng được xem là hành vi vi phạm đạo đức và không được chấp nhận.

Xuất bản nhiều nơi hoặc trùng lắp: Nhìn chung, một tác giả không nên công bố bản thảo mô tả chủ yếu cùng một nghiên cứu trên nhiều hơn một tạp chí. Việc gửi đăng đồng thời cùng một bài báo đến nhiều hơn một tạp chí được xem là hành vi vi phạm đạo đức và không được chấp nhận. Tóm lại, tác giả không được gửi bài báo đã được xuất bản trước đó đến Tạp chí để yêu cầu duyệt đăng, trừ khi chỉ gửi bản tóm tắt hoặc một phần của một bài thuyết trình, luận văn chuyên ngành đã được xuất bản, hay dưới hình thức là bản in điện tử. Việc xuất bản một số dạng bài báo (ví dụ như hướng dẫn sơ bộ, bản dịch) trên nhiều hơn một ấn phẩm tạp chí đôi khi được xem là hợp lệ nếu đáp ứng một số điều kiện nhất định (tác giả cần liên hệ trước với Ban biên tập tạp chí về vấn đề này trước khi gửi bài viết). Tác giả và ban biên tập viên của tạp chí có liên quan phải thỏa thuận về việc xuất bản lần thứ hai với cùng một dữ liệu và diễn giải về lần xuất bản đầu tiên. Tài liệu tham khảo ở ấn phẩm đầu phải được trích dẫn trong lần thứ hai.

Tính bảo mật: Thông tin có được trong quá trình thực hiện các hoạt động xuất bản như nhận xét bản thảo hay nộp đơn xin tài trợ cần được bảo mật và không được sử dụng mà không có sự cho phép bằng văn bản của tác giả.

            Quyền tác giả: Quyền tác giả được ghi nhận với những người có đóng góp đáng kể cho nội dung, thiết kế, thực hiện, hoặc diễn giải của bài báo khoa học. Những người này được xem như là đồng tác giả. Đối với trường hợp những người tham gia nghiên cứu ở một số khía cạnh nhất định của bài báo (chẳng hạn như biên tập ngôn ngữ hay định dạng) thì tác giả cần công nhận đóng góp của họ ở phần cám ơn. Tác giả chính cần đảm bảo liệt kê đầy đủ những đồng tác giả thích hợp và không thích hợp trong bài báo, và tất cả đồng tác giả đều phải xem và đồng ý với phiên bản cuối cùng của bài báo trước khi gửi đến tạp chí. Tác giả cần xem xét cẩn thận danh sách và thứ tự các đồng tác giả trước khi gửi bản thảo và cung cấp danh sách chính thức tại thời điểm nộp bản gốc. Chỉ trong trường hợp ngoại lệ mà Tạp chí sẽ cân nhắc (tùy ý) việc bổ sung, xóa bỏ, và sắp xếp lại tên các tác giả sau khi bản thảo được nộp và tác giả phải thông báo yêu cầu đó cho Tạp chí. Tất cả các tác giả phải chấp thuận sự bổ sung, xóa bỏ, hoặc sắp xếp lại này và cùng chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình nghiên cứu. Mỗi cá nhân tác giả chịu trách nhiệm đảm bảo rằng các vấn đề liên quan đến độ chính xác và tính nguyên vẹn của bất kỳ phần nào trong công trình nghiên cứu được điều tra và giải quyết hợp lý. Các tạp chí khác sẽ có những khái niệm về quyền tác giả khác nhau, và tác giả đã gửi bài đến Tạp chí cần phải tuân thủ theo các chính sách của Tạp chí.

Những mối nguy và các đối tượng động vật, con người: Nếu công trình nghiên cứu liên quan tới hóa chất, quy trình, hay trang thiết bị mà có mối nguy hại bất thường hiện hữu trong việc sử dụng, tác giả phải xác định rõ những điều này trong bản thảo. Nếu công trình nghiên cứu bao gồm việc sử dụng các đối tượng động vật hay con người thì tác giả cần đảm bảo rằng bản thảo có tuyên bố về các thủ tục đã được thực hiện theo đúng luật và hướng dẫn của các tổ chức có liên quan và rằng các ủy ban thích hợp đã phê duyệt điều đó. Tác giả nên bao gồm một thông báo trong bản thảo rằng đã đạt được sự đồng thuận đối với việc thử nghiệm trên chủ thể là con người. Quyền riêng tư của con người cần phải được tuân thủ. Đối với chủ thể là con người, tác giả cần đảm bảo tác phẩm nghiên cứu được thực hiện theo Bộ quy tắc đạo đức của Hiệp hội y tế thế giới (Thông cáo của Helsinki) đối với các cuộc thử nghiệm liên quan đến con người. Phải có sự đồng ý, cho phép, và tuyên bố hợp lý khi tác giả muốn bao gồm chi tiết vụ việc hoặc thông tin cá nhân hoặc hình ảnh của bệnh nhân và bất kỳ cá nhân nào khác trong ấn phẩm của Tạp chí. Tác giả phải lưu giữ lại các văn bản chấp thuận và cung cấp cho Tạp chí các bản sao của nó hoặc cung cấp bằng chứng cho thấy sự đồng ý đó.

Tuyên bố về xung đột lợi ích: Hiệp hội biên tập viên y học thế giới xác định xung đột lợi ích là “sự bất đồng giữa quyền lợi của một cá nhân (quyền lợi cạnh tranh) và trách nhiệm của cá nhân đó đối với các hoạt động xuất bản và khoa học, đến nỗi một người bên ngoài sẽ tự hỏi liệu hành vi hay phán xét của cá nhân đó có được thúc đẩy bởi việc xem xét các xung đột lợi ích của người đó hay không”. Trong bản thảo, tất cả tác giả cần thể hiện rõ các mối quan hệ cá nhân và tài chính với những người khác hoặc các tổ chức có khả năng tác động không phù hợp đến công trình nghiên cứu của mình. Các nguồn hỗ trợ tài chính cho việc thực hiện nghiên cứu và/hoặc việc chuẩn bị của bài báo cần được liệt kê rõ chẳng hạn như vai trò là người bảo trợ, nếu cần, trong thiết kế bài nghiên cứu, thu thập, phân tích, và giải thích dữ liệu; dưới dạng báo cáo bằng văn bản; và trong quyết định gửi bài đến tạp chí để đăng. Nếu nguồn tài trợ không có bất kỳ sự liên quan nào thì tác giả cũng cần phải tuyên bố. Những ví dụ về mâu thuẫn về lợi ích cần được liệt kê rõ gồm nhân sự, tư vấn, sở hữu cổ phần, thù lao, cam kết trả lương, đăng ký/áp dụng bằng sáng chế, và trợ cấp hoặc nguồn tài trợ khác. Các mâu thuẫn tiềm ẩn về quyền lợi cần được trình bày ở giai đoạn sớm nhất có thể.

Thông báo các lỗi cơ bản: Khi phát hiện ra một lỗi sai hệ trọng hoặc không chính xác trong bài báo đã được xuất bản, tác giả có trách nhiệm thông báo ngay cho Ban biên tập hoặc Tạp chí và phối hợp với Ban biên tập rút lại hoặc chỉnh sửa lại bài báo nếu Ban biên tập xét thấy cần thiết. Nếu Ban biên tập và Tạp chí nhận được thông báo từ bên thứ ba về lỗi sai trong ấn phẩm, trách nhiệm của tác giả là hợp tác cùng với Tạp chí, bao gồm việc cung cấp bằng chứng cho Tạp chí khi được yêu cầu.

Giữ nguyên vẹn hình ảnh: Việc cải thiện, che giấu, dịch chuyển, tẩy xóa, hoặc trình bày một đặc điểm cụ thể nội trong một hình ảnh là điều không thể chấp nhận. Điều chỉnh độ sáng, tương phản, hay cân bằng màu sắc có thể được chấp nhận miễn là không che khuất hay loại bỏ bất kỳ thông tin nào trong bản gốc. Thao tác chỉnh sửa hình ảnh để cải thiện sự rõ ràng có thể được chấp nhận, nhưng các mục đích khác có thể được xem là vi phạm đạo đức khoa học và theo đó sẽ được giải quyết theo quy định. Tác giả nên tuân thủ theo bất kỳ chính sách cụ thể nào đối với hình ảnh đồ họa được tạp chí áp dụng, chẳng hạn như cung cấp hình ảnh gốc được xem là tài liệu bổ sung cho bài báo, hay việc đưa những hình ảnh này vào một đường dẫn phù hợp.

Xem thêm