Bài báo Tạp chí

Quay trở lại danh sách
TẠP CHÍ SỐ 188

Nguyễn Thị Lan và Trần Thị Thùy Linh - Ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách Nhà nước đến lạm phát: bằng chứng thực nghiệm tại một số quốc gia Đông Nam Á và hàm ý chính sách cho Việt Nam

21/04/2024 17:23:59
Từ khóa: thâm hụt ngân sách, lạm phát, quốc gia Đông Nam Á.
JEL Classifications: E62, F65, H62.
Mã số: 188.1FiBa.11
DOI: 10.54404/JTS.2024.188V.02

Mục tiêu của bài viết này là nghiên cứu về ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách Nhà nước (NSNN) đến lạm phát tại tám quốc gia Đông Nam Á: Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Campuchia, Lào, Philippin, Myanmar giai đoạn 2000 - 2019, trên cơ sở đó đưa ra hàm ý chính sách cho Việt Nam trong việc kiểm soát vấn đề thâm hụt ngân sách và ổn định tình hình kinh tế vĩ mô. Với việc sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát (FGLS) và nguồn dữ liệu thứ cấpđược thu thập từ kho dữ liệu của World Bank và IMF, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng thâm hụt ngân sách có tác động cùng chiều và mạnh mẽ đến lạm phát trong phạm vi được nghiên cứu. Nghiên cứu cung cấp một sự hiểu biết sâu hơn về ảnh hưởng của thâm hụt NSNN đến lạm phát. Kết quả nghiên cứu cũng có ý nghĩa thực tiễn đối với các nhà quản lý kinh tế vĩ mô ở các quốc gia Đông Nam Á, gợi ý rằng các quốc gia này cần giảm thâm hụt NSNN ở mức hợp lý nhất để tạo tiền đề cho việc ổn định kinh tế vĩ mô mà trong đó lạm phát là một biến số vĩ mô vô cùng quan trọng.