Bài báo Tạp chí

Quay trở lại danh sách
TẠP CHÍ SỐ 186

Lê Thị Việt Nga và Dương Hoàng Anh - Thương mại song phương Việt Nam - Israel trong bối cảnh thực thi vifta: tiếp cận từ các chỉ số thương mại.

28/02/2024 08:50:21
Từ khóa: Thương mại song phương Việt Nam - Israel, RCA, TTI, TCI.
JEL: F13, F15, F17.
Mã số: 186.1IIEM.11
DOI: 10.54404/JTS.2024.186V.02

Việt Nam và Israel đã ký Hiệp định thương mại tự do VIFTA vào ngày 25/7/2023, dự kiến Hiệp định có hiệu lực vào đầu năm 2024, điều này có ý nghĩa tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ thương mại và đầu tư quốc tế giữa hai quốc gia. Thông qua việc sử dụng các chỉ số thương mại, kết quả nghiên cứu cho thấy thương mại hàng hóa song phương Việt Nam với Israel mang tính bổ sung; Việt Nam có lợi thế xuất khẩu (XK) nông sản, thủy sản, dệt may, giày dép, điện thoại và linh kiện,… trong khi Israel có lợi thế XK phân bón, máy tính, máy móc và thiết bị, dụng cụ phụ tùng,… Khi VIFTA có hiệu lực, Việt Nam tiếp tục có cơ hội XK các mặt hàng có lợi thế so sánh như trái cây nhiệt đới, may mặc, giày dép, điện thoại và những mặt hàng khác như ô tô, máy điện, thiết bị điện, mạch điện tử,... sang Israel. Để tận dụng lợi ích từ VIFTA, Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác trong ngoại giao, kinh tế, công nghệ cao, đổi mới sáng tạo. Đồng thời, các doanh nghiệp cần thực hiện một số giải pháp nhằm phát triển thương mại với các đối tác ở Israel như chủ động nghiên cứu kỹ lưỡng luật pháp, tập quán thị trường, phát triển sản phẩm có lợi thế so sánh và được hưởng mức thuế quan ưu đãi,… để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Israel và các thị trường lân cận.