Bài báo Tạp chí
Phùng Thế Đông và Trần Thị Trúc - Đánh giá mức độ độc lập của ngân hàng Trung ương Việt Nam
Ngày nay các NHTW ngày càng trở nên độc lập hơn, trong đó các bằng chứng thực nghiệm tìm ra mối tương quan nghịch biến giữa mức độ độc lập của NHTW và lạm phát, nghĩa là: lạm phát có xu hướng thấp ở các nước có mức độ độ lập NHTW cao; tính độc lập của NHTW giúp giảm mạnh mức độ biến thiên của lạm phát. Trong khi đó, lạm phát gia tăng đồng nghĩa với sự gia tăng mặt bằng giá cả và tiềm ẩn rủi ro môi trường kinh tế vĩ mô; mức độ độc lập của NHTW và thâm hụt ngân sách có mối quan hệ nghịch biến. Điều này cho biết, mức độ độc lập của NHTW đóng vai trò như một cơ chế cam kết đáng tin cậy, khiến Chính phủ phải có kỷ luật tài khóa chặt chẽ hơn vì không thể gây sức ép buộc NHTW phải tài trợ cho thâm hụt ngân sách. Ở Việt Nam, mặc dù tính độc lập của NHNN Việt Nam được cải thiện đáng kể, song tính toán chỉ số độc lập của NHNN cho thấy, mức độ độc lập còn khá hạn chế về nhân sự, tài chính và chính sách. Tác giả cho rằng, Luật NHNN Việt Nam năm 2010 cần được chỉnh sửa bổ sung trong thời gian tới và đây cũng chính là mục tiêu của nghiên cứu này.