Bài báo Tạp chí
Phạm Xuân Bách và Phan Thế Công - . Sự ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế, chất lượng thể chế và đổi mới công nghệ tới bền vững môi trường ở Việt Nam
JEL Classifications: F41, F43, F6.
Mã số: 196.1SMET.11
DOI: 10.54404/JTS.2024.196V.01
Hội nhập kinh tế là xu thế chung của thế giới với sự ảnh hưởng lên các chính sách của nhiều quốc gia, đặc biệt trong việc cắt giảm các rào cản thương mại, mở rộng chính sách thu hút đầu tư. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn về mặt kinh tế, xu thế này cũng có thể tạo nên những ảnh hưởng trái chiều đối với sự bền vững về môi trường ở nhiều quốc gia. Bài viết này nghiên cứu sự ảnh hưởng của độ mở chính sách thương mại, độ mở chính sách thu hút đầu tư FDI, chất lượng thể chế, năng lượng tái tạo và đổi mới công nghệ đối với sự bền vững về môi trường ở Việt Nam. Áp dụng phương pháp ARDL và FMOLS với dữ liệu trong giai đoạn 1996-2020, kết quả cho thấy sự gia tăng “độ mở” về các chính sách tự do hóa thương mại, thu hút đầu tư có sự ảnh hưởng trái chiều đối với sự bền vững về môi trường, trong khi năng lượng tái tạo và chất lượng thể chế lại có ảnh hưởng tích cực. Ngoài ra, đổi mới công nghệ cần phải chú trọng đến định hướng “xanh”. Với những kết quả trên, nhóm tác giả đưa ra một số khuyến nghị hướng đến bền vững về môi trường.