Quay trở lại danh sách
TẠP CHÍ SỐ 195

Nguyễn Minh Nhật và Đào Lê Kiều Oanh - Mức độ hiệu quả của các mô hình học máy tree-based trong phát hiện giao dịch gian lận thẻ tín dụng

02/12/2024 07:49:04
Từ khóa: Học máy, Mô hình Tree-based, Random Forest, XGBoost, Gian lận thẻ tín dụng.
JEL Classifications: C63, C45, G28.
Mã số: 195.2FiBa.21
DOI: 10.54404/JTS.2024.195V.04

Nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá và so sánh hiệu quả của các mô hình học máy dựa trên cây (Tree-based machine learning models) trong việc dự báo gian lận thẻ tín dụng. Các mô hình được xét gồm Decision Tree, Random Forest, Gradient Boosting Machines (GBM) và Extreme Gradient Boosting (XGBoost). Bộ dữ liệu sử dụng cho nghiên cứu này bao gồm 568,630 giao dịch thẻ tín dụng, với các thuộc tính từ V1 đến V28 được biến đổi thông qua phân tích thành phần chính (PCA) để bảo vệ thông tin cá nhân. Nghiên cứu này sử dụng ma trận nhầm lẫn (Confusion Matrix) và các chỉ số đánh giá như Độ chính xác, Độ nhạy (Recall), Precision và F1 Score để đánh giá hiệu quả của mỗi mô hình. Kết quả cho thấy rằng Random Forest và XGBoost đều có hiệu suất ấn tượng, đặc biệt Random Forest cho thấy sự vượt trội hơn trong việc giảm thiểu báo động giả và phát hiện chính xác các giao dịch gian lận. Mặc dù có một số hạn chế về khả năng giải thích các thuộc tính quan trọng do tính ẩn danh của dữ liệu, tuy nhiên nghiên cứu kỳ vọng cung cấp góc nhìn quan trọng về tiềm năng ứng dụng các mô hình học máy trong việc phát hiện gian lận thẻ tín dụng, từ đó có thể là kênh tham khảo hoặc hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng trong hoạt động thực tiễn.