Quay trở lại danh sách
Các số tạp chí

TẠP CHÍ SỐ 112

08/01/2018 21:23:28

1. Trần Đức Thắng - Tác động của cơ cấu vốn tới khả năng sinh lời và khả năng thanh toán của các doanh nghiệp ngành sản xuất thực phẩm. Mã số: 112.1FiBa.11

The Impact of Capital Structure on Profitability and Solvency of Food Processing Enterprises

 

          Cơ cấu vốn là một trong những vấn đề quan trọng trong quản trị tài chính doanh nghiệp. Mục tiêu cơ bản của các doanh nghiệp là có được khả năng sinh lời cao đồng thời phải đảm bảo được khả năng thanh toán tốt. Nghiên cứu này nhằm phân tích tác động của cơ cấu vốn (tỷ lệ nợ vay) tới khả năng sinh lời và khả năng thanh toán của các doanh nghiệp ngành sản xuất thực phẩm để từ đó rút ra một số đề xuất cho doanh nghiệp trong hoạt động quản trị tài chính. Nghiên cứu đã chỉ ra giữa khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và tỷ lệ nợ vay của doanh nghiệp giai đoạn 2010 - 2016 có mối tương quan âm khá chặt chẽ.

          Capital structure is one of the important issues in corporate finance management. The core objective of the business is to have high profitability while ensuring good solvency. This study aims to analyze the impact of capital structure (debt ratio) on the profitability and solvency of food processing enterprises, thereby drawing some recommendations in financial management. The research has shown that in the period 2010 – 2016, there was a relatively negative correlation among the profitability, solvency and debt ratio of those enterprises.

 

2. Phạm Tuấn Anh và Đỗ Thị Minh Thúy - Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần niêm yết ngành bất động sản tại Việt Nam. Mã số: 112.1FiBa.11

Impacts of Capital Structure on Financial Efficiency of Real Estate Listed Companies in Vietnam

 

          Bài viết tập trung phân tích ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng các nhân tố không ngẫu nhiên (FEM) trên cơ sở số liệu từ báo cáo tài chính của 43 doanh nghiệp ngành bất động sản được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (trong giai đoạn 2009-2016). Kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa cấu trúc vốn và hiệu quả tài chính của các công ty trong diện khảo sát. Đồng thời, các công ty niêm yết ngành bất động sản sử dụng đòn bẩy tài chính cao với tỷ trọng nợ ngắn hạn lớn hơn nợ dài hạn, thể hiện chính sách vốn ưu tiên tiết kiệm chi phí vốn hơn là tính ổn định và an toàn. Các phát hiện qua nghiên cứu là cơ sở để các nhà quản trị doanh nghiệp bất động sản đưa ra các giải pháp kiểm soát sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả nhất; đồng thời cũng là căn cứ giúp các nhà đầu tư cổ phiếu bất động sản ra quyết định lựa chọn đầu tư vào những công ty có hiệu quả tài chính tốt dựa trên dấu hiệu nhận diện từ cấu trúc vốn của mỗi công ty.

          The paper analyses the impacts of capital structure on financial efficiency of real estate companies listed in Vietnam securities market. The research uses random effect models (FEM) based on figures taken from financial statements of 43 real estate companies listed in Vietnam securities market in the 2009 – 2016 period. Research findings indicate that there exist significant relationships between capital structure and financial efficiency of surveyed companies. All the same, real estate listed companies often use high financial leverage with the shortterm debt ratio higher than long-term debt, which reflects that their capital policies prioritize capital savings rather than stability and security. These research findings are foundations for real estate business managers to have better solutions to control and use financial leverage effectively; they are also grounds for investors of real-estate stocks to make investment decisions in companies with good financial efficiency by observing capital structure of each company.

 

3. Nguyễn Phương Hằng - Chính sách kinh tế đối ngoại địa phương trong giai đoạn hội nhập: Thực trạng tại một số tỉnh Việt Nam và đề xuất giải pháp. Mã số: 112.1IIEM.12

Local External Economic Policies in the Integration Context: Situation in some Provinces and Suggested Solutions

 

          Những thành tựu của hơn 30 năm mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới đã cho thấy, kinh tế đối ngoại là một thành phần quan trọng của nền kinh tế. Các chính sách kinh tế đối ngoại địa phương như xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, các dịch vụ tài chính - tín dụng, di chuyển lao động quốc tế đã đóng góp tích cực, thiết thực vào phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chính sách kinh tế đối ngoại của các địa phương vẫn còn những hạn chế nhất định, chưa khai thác và phát huy hết những tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại mỗi địa phương trong thời đại hội nhập, toàn cầu hóa.

          The achievements gained over 30 years of open-door and international economic integration policies have illustrated that external economy plays an important part in the national economy. Local external policies such as import-export, investment attraction, technological transfer, finance-credit services, international labor shifts have made positive contributions to the socio-economic development of localities. However, besides the achievements, external economic policies of provinces have revealed certain shortcomings, thereby not yet fully exploited and utilized local potential and strengths to facilitate the socio-economic development of provinces in the process of integration and globalization.

 

4. Bùi Duy Linh - Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Mã số: 112.1BMkt.12

The Competitiveness of the Logistics Industry in Vietnam in the Context of Integration

 

          Trong những năm gần đây, ngành logistics Việt Nam có những bước phát triển đáng kể và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của ngành logistics Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Nghiên cứu phân tích, đánh giá một cách cụ thể thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành về các khía cạnh khác nhau như chất lượng hạ tầng cơ bản, khung pháp lý, nguồn nhân lực và chi phí logistics. Nghiên cứu đã xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế bao gồm 7 nhân tố: chất lượng hạ tầng cơ sở, chất lượng khung pháp lý, nhu cầu về dịch vụ logistics, chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng dịch vụ logistics, giảm chi phí logistics và tiềm năng phát triển dịch vụ đồng thời xác định được mức độ ảnh hưởng khác nhau của từng nhân tố. Đây là cơ sở để đề xuất các giải pháp cần ưu tiên thực hiện nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

          In recent years, Vietnam's logistics industry has made significant progress and plays an increasingly important role in economic development. However, the competitiveness of the logistics industry in Vietnam is still limited, compared to other countries in the region and in the world. This research aims at analyzing and evaluating the competitiveness of the sector in various aspects such as the quality of basic infrastructure, legal framework, human resources and logistics costs. The study has modeled factors affecting the competitiveness of Vietnam logistics industry in the context of international integration, including 7 factors: quality of infrastructure, quality of legal framework, logistics services demand, quality of human resources, quality of logistics services, logistics cost reduction and service development potential, and at the same time, determining the different levels of impact of each factor. This research is the basis for proposing priority measures to improve the competitiveness of Vietnam logistics industry in the context of international integration.

 

5. Đặng Thành Lê - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại điện tử của doanh nghiệp Hải Phòng. Mã số: 112.2BAdm.22

Solutions to Improve the Efficiency of E-commerce in Hai Phong Enterprises

 

          Thương mại điện tử (TMĐT) là xu thế phát triển của thời đại ngày nay với tốc độ nhanh, làm thay đổi sâu sắc phương thức, hình thức, mô hình kinh doanh, quản lý và giao dịch, góp phần trực tiếp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp (DN) trong hội nhập quốc tế. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) dự báo, đến năm 2020, GDP thế giới khoảng 53.000 tỷ USD (tính theo giá năm 2000), hoạt động thương mại toàn cầu chiếm 45% GDP thế giới, trong đó hình thức TMĐT chiếm từ 10 - 15% kim ngạch thương mại toàn cầu [5]. Ngày nay DN đã nhận thức được lợi ích to lớn, tác động của TMĐT đến hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, khả năng cạnh tranh của DN và khả năng cạnh tranh quốc gia trong cạnh tranh toàn cầu nhưng việc ứng dụng các hoạt động TMĐT chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế số thời kỳ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nghiên cứu thực hiện tại Hải Phòng và đưa ra một số khuyến nghị nâng cao hiệu quả quản lý và ứng dụng hoạt động TMĐT ở DN.

          E-commerce is the todays ongoing trend with fast pace, profound changes in form, shape, business model, management and transaction, contributing to the direct improvement of business environment, and the competitiveness of enterprises in international integration. As predicted by the Organization of Economic Co-operation Development (OECD), up to the year 2020, the worlds GDP will reach USD53 trillion (at the price level of 2000), global trade will account for 45% of world GDP, in which e-commerce will occupy 10 15% of total trade income [5]. Today, businesses are aware of the tremendous benefits, and the impact of e-commerce on business efficiency, the competitiveness of products, enterprises and nations in global market. However, the application of e-commerce has not met the development requirements of businesses in the digital economy in the Fourth Industrial Revolution. This study was conducted in Hai Phong and introduced recommendations to improve the efficiency and application of e-commerce in enterprises.

 

6. Bùi Thị Thu Loan và Vũ Thị Kim Anh - Phân tích vai trò của các nguồn tài trợ đối với tăng trưởng của các doanh nghiệp mới thành lập: nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Mã số: 112.2OMIs.22

An Analysis on the Role of Funding Sources for the Growth of Newly Established Firms: a Case Study of Enterprises in Hanoi

 

          Các nguồn lực tài chính ban đầu được đánh giá có vai trò thực sự quan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp ngay trong giai đoạn khởi sự kinh doanh và cả các giai đoạn sau đó. Tuy nhiên, không giống như các doanh nghiệp trưởng thành, các doanh nghiệp mới thành lập gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tiếp cận các nguồn vốn, đặc biệt vốn tín dụng ngân hàng bởi những hạn chế từ phía cung cũng như vấn đề phân bổ tín dụng theo định mức để tránh rủi ro đối với các khoản vay được cho là nhỏ song chi phí giám sát cao từ các định chế tài chính. Vấn đề này dường như nghiêm trọng hơn ở các nước đang phát triển với thị trường tài chính non trẻ. Bài viết này phân tích chi tiết những nguồn tài trợ mà các doanh nghiệp mới thành lập có thể tiếp cận và mức độ sử dụng các nguồn tài trợ của các doanh nghiệp này trong thực tế, nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp trên đại bàn Hà Nội. Kết quả cho thấy, các doanh nghiệp mới thành lập trên địa bàn có rất ít lựa chọn cho quyết định cấu trúc vốn ban đầu, sử dụng nợ bên ngoài ở mức thấp, tập trung chủ yếu vào nợ ngắn hạn và đối mặt với các hạn chế tín dụng nghiêm trọng cả từ phía nhà cung cấp và Ngân hàng. Kết cục, các doanh nghiệp ít bị hạn chế bởi các ràng buộc tín dụng có doanh thu cao hơn và tăng trưởng lớn hơn đáng kể so với các doanh nghiệp khác, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

          The initial financial resources are considered to be of real importance to the development of businesses in the start-up phase and the subsequent stages. However, unlike mature businesses, startups find it more difficult to access capital sources, especially bank credit, due to the limitation in supply as well as credit allocations issues to avoid the risk of loans which are considered small but at high monitoring costs from financial institutions. This problem seems to be more serious in developing countries with the nascent financial market. This article focuses on analyzing in details the sources of funding those start-up companies can access and how their sources of funding are actually used, the case study of enterprises in Hanoi. The results show that newly established firms have fewer options for initial capital structure decision, low external debt use, focusing on short term debt and facing severe credit constraints both from suppliers and banks. As a result, those businesses which are less likely to be affected by credit constraints have higher revenues and better growth potential than others, on the condition that other factors remain unchanged.

 

7. Võ Tá Tri - Thương mại Việt Nam - Trung Quốc, nhiều triển vọng nhưng đầy chông gai. Mã số: 112.3IIEM.32

Vietnam - China Trade Relation, Promising But Full of Thorns.

 

          Kể từ khi quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Việt Nam (VN) và Trung Quốc (TQ) bình thường hóa, quan hệ kinh tế, thương mại và nhiều lĩnh vực khác cũng không ngừng được củng cố và phát triển. Điều này đã tạo thêm nhiều cơ hội và thuận lợi cho sự phát triển của mỗi bên. Đặc biệt đối với VN - một đất nước đang rất cần vốn, công nghệ, máy móc thiết bị, phụ tùng, nguyên nhiên vật liệu để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu (XK). Thời gian qua, thương mại của VN với TQ đã có nhiều bước đổi mới, tiến bộ. Kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) tăng cao, lợi thế của đất nước được khai thác khá tốt, quan hệ thương mại giữa hai nước dần đi vào ổn định… Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu quan trọng đó, hoạt động ngoại thương và kinh tế VN cũng phụ thuộc nhiều vào TQ. Thực trạng đó gây ra không ít khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển kinh tế theo phương châm độc lập, tự chủ của nước ta. Quan hệ thương mại của VN với TQ còn nhiều chông gai cần sớm được khắc phục.

          Since the political and diplomatic relations between Vietnam and China have normalized, economic and trade relations and many other areas have continued to consolidate and develop. This situation has created more opportunities and facilitates the development of each country, especially for Vietnam - a country that needs capital, technology, machinery, equipment, spare parts, raw materials to build infrastructure, develop production, and promote export. In the last few years, Vietnam – China trade relation has made a lot of renovation and progress. Import-export turnover has increased, the countrys advantages are well exploited, trade relation between the two countries is gradually stable ... However, besides those significant achievements, foreign trade and Vietnamese economy is still largely dependent on Chinese partner. This situation causes difficulties and challenges in economic development following the independent and self-control guideline. There are still obstacles in the trade relationship between Vietnam and China to overcome.

 

8. Hoàng Ngọc Huấn - Một số vấn đề đặt ra trong quản trị truyền thông marketing tích hợp của truyền hình Cáp Việt Nam. Mã số: 112.3BMkt.32

A Number of Issues in Integrated Marketing Communication Management of Vietnam Cable Television

 

Bài viết trên cơ sở khái quát hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về quản trị truyền thông marketing tích hợp, triển khai phân tích thực trạng các hoạt động trong quản trị truyền thông marketing tích hợp của Truyền hình Cáp Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp tối đa hóa hiệu quả triển khai trong quản trị truyền thông marketing tích hợp.

This article is based on generalizing basic theoretical issues of integrated marketing communication management, analyzing the current status of integrated marketing communication management of Vietnam Cable Television, and proposing solutions to maximize its efficiency in integrated marketing communication management.