Quay trở lại danh sách
Các số tạp chí

TAP CHÍ SỐ 109

08/01/2018 21:18:54

1. Nguyễn Hoàng Việt và Nguyễn Đức Nhuận - Các yếu tố tác động đến hiệu quả dự án BOT giao thông Việt Nam. Mã số 109.1SMET.11

Factors Affecting the Effectiveness of Vietnam BOT Transportation Projects

 

          Bài báo nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả của dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT. Tiến hành kiểm định giả thiết với tập mẫu là các nhà quản lý tại 41 dự án BOT phát triển hạ tầng giao thông tại Việt Nam. Kết quả phân tích cho thấy: năng lực nhà đầu tư; kinh nghiệm triển khai dự án BOT của nhà đầu tư; mức thu phí BOT; giải pháp kỹ thuật tiên tiến; giám sát và kiểm soát chất lượng; lựa chọn các nhà thầu phụ phù hợp có tác động tích cực đến hiệu quả của dự án

          The paper studies factors affecting the efficiency of investment projects operating in the form of BOT contract. Hypotheses are tested with a sample of managers in 41 BOT projects on transportation infrastructure development in Vietnam. Analysis findings indicate the following factors with positive impacts on the projects: the capacities of investors; experience of investors in implementing BOT projects; BOT toll rates; advanced technical solutions; quality checks and controls; the selection of appropriate contractors.

 

2. Nguyễn Anh Tuấn - Khu hợp tác kinh tế qua biên giới: một số vấn đề lý luận và triển vọng phát triển ở Việt Nam. Mã số 109.1IIEM.12

Cross-border Economic Cooperation Zones: Theoretical Issues and Development Prospect in Vietnam

 

          Khu hợp tác kinh tế qua biên giới là mô hình khu kinh tế cửa khẩu đặc biệt, liên kết hai quốc gia, tạo ra một khu vực kinh tế đặc thù. Bài viết làm rõ hơn về khái niệm của mô hình khu kinh tế qua biên giới, vai trò của việc hình thành khu kinh tế qua biên giới với sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương cũng như quốc gia, điều kiện để hình thành khu kinh tế qua biên giới và những đặc điểm lưu ý khi hình thành khu kinh tế qua biên giới.

          Cross-border economic cooperation zones are a special kind of border gate economic zone models that link the two countries to create a typical economic zone. This article clarifies the concept of cross-border economic zone model, the contribution of their establishment to local as well as national socio-economic development, conditions to establish cross-border economic ones and matters that should be taken into accounts when establishing these zones.

 

3. Hồ Hồng Hải - Phản ứng của thị trường chứng khoán trước thông tin mua bán và sáp nhập tại Việt Nam. Mã số 109.1FiBa.12

Stock Market Response to Information on Merger and Acquisition in Vietnam

 

          Làn sóng mua bán và sáp nhập (M&A) diễn ra ngày càng mạnh mẽ tại Việt Nam. Năm 2015 Việt Nam lập kỷ lục vưới 121 giao dịch M&Ađược ghi nhận. Trong khi đó, các nghiên cứu về chủ đề này ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Bài nghiên cứu tập trung đo lường phản ứng của Thị trường chứng khoán trước công bố thông tin về M&A, thông qua đó đánh giá tác động của sự kiện này đến lợi ích ngắn hạn của các nhà đầu tư. Bằng phương pháp nghiên cứu sự kiện trên mẫu 252 giao dịch M&A trên thị trường Việt Nam, nghiên cứu cho thấy M&A không có tác động đáng kể nào đến ích lợi ngắn hạn của nhà đầu tư. Bằng chứng thực nghiệm này phù hợp với giả thuyết thông tin M&Abị rò rỉ rất lâu trước khi công bố trên thị trường, đăc biệt là tại các thị trường thiếu minh bạch và kiểm soát như Việt Nam.

          The waves of merger and acquisition (M&A) are occurring rapidly in Vietnam. In 2015, the country made a record of 121 registered M&A deals. In the meantime, research on Vietnams M&A remains limited. This article aims to measures the responses of stock market to information on M&A, through which assesses the impacts of these events on short-term benefits of investors. Employing event research method on the sample of 252 M&Ain Vietnams market, the research indicates that M&A does not have significant impacts on short-term benefits of investors. This empirical evidence goes in line with the hypotheses that information on M&A is often revealed long before official information disclosure, especially in the markets with limited transparency and control like Vietnam.

 

4. Nguyễn Hoàng Quy - Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố cơ cấu kinh tế đến tăng trưởng kinh tế ở cấp độ địa phương Việt Nam. Mã số 109.1DEco.12

A Study on the Impacts of Economic Structure Factors on Economic Growth at Local Levels in Vietnam

 

          Nghiên cứu này tập trung phân tích ảnh hưởng của các yếu tố cơ cấu kinh tế đến tăng trưởng kinh tế ở cấp độ địa phương Việt Nam. Dựa trên kết quả phân tích hồi quy các số liệu thu thập từ niên giám thông kê các địa phương trong giai đoạn 2012 - 2015, nghiên cứu chỉ ra rằng cơ cấu nông, lâm ngư nghiệp và cơ cấu Kinh tế Nhà nước có tác động đáng kể ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế. Duy nhất chỉ có biến cơ cấu công nghiệp và xây dựng có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của các địa phương. Điều này được giải thích bởi, với sự phát triển khoa học tiến bộ không ngừng, ngành công nghiệp xây dựng ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đây cũng là chiếc cầu nối, cho phép các địa phương mở rộng cơ hội tiếp cận với công nghệ và nguồn vốn từ các nước ngoài. Căn cứ vào kết quả phân tích, tác giả đưa ra các khuyến nghị, giải pháp về cơ chế cơ cấu kinh tế Việt Nam nói chung và tại các địa phương nói riêng, góp phần chuyển dịch nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phù hợp với tiềm năng và xu hướng chung trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực thế giới.

          This study analyses the impacts of economic structure factors on economic growth at local levels in Vietnam. Based on the results of regression analysis of data collected from local statistic yearbooks in the 2012 – 2015 period, the research indicates that agriculture-forestry-fishery and State economic structures have significantly negative impacts on economic growth. Only one variable - industry and construction structure - has positive impacts on economic growth of localities. This can be explained that thanks to the rapid development of science and technology, construction industry has created many products of high economic value and it is also the bridge to help localities to promote their accessibility to foreign technology and capital. Based on the analysis results, the author proposes some recommendations and solutions to Vietnams economic structures in general and local economic structure in particular to help transform the economy and promote economic growth in line with the countrys potential and the common trends amid regional and international economic integration context.

 

5. Cao Tuấn Khanh - Năng lực cạnh tranh chuỗi cửa hàng thương hiệu Burger King trên địa thị trường Hà Nội: Thực trạng và giải pháp. Mã số 109.2BMkt.22

Competitiveness of Burger King Franchises in Hanoi: Situation and Solutions

 

          Bài viết tập trung nghiên cứu các yếu tố cấu thành/các tiêu chí đánh giá NLCT của chuỗi CH Burger King trên địa thị trường Hà Nội nhằm xác định vị thế và nâng cao năng lực cạnh tranh của Burger King - một thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng của Mỹ về sản phẩm hamburger trên thế giới trên cơ sở đối sánh với các đối thủ cạnh tranh trên cùng địa bàn là KFC và Pizza Hut.

          The paper studies constituent factors/ evaluation criteria of competitiveness of Burger King franchises in Hanoi in order to identify the position and raise the competitiveness of Burger King America's well-known fast-food brand in hamburger on the basis of comparing it with the brand's competitors of KFC and Pizza Hut.

 

6. Phạm Văn Hồng - Nghiên cứu chuỗi giá trị Gừng ở Việt Nam thông qua trường hợp điển hình ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Mã số 109.1BAdm.22

A Study on Ginger Value Chain in Vietnam via a Case Study in Huong Hoa District, Quang Tri Province

 

          G ừng là một trong những mặt hàng phổ biến và gần gũi hàng ngày đối với người dân Việt Nam, vì được sử dụng nhiều trong chế biến thực phẩm, ăn uống, vị thuốc, thực phẩm chức năng... Những năm gần đây, đã có nhiều công ty trong nước và nước ngoài bỏ vốn đầu tư trồng và chế biến gừng để xuất khẩu. Tuy nhiên, do thiếu quy hoạch, thiếu sự liên kết giữa các khu vực, giữa các hộ trồng gừng, nên sản lượng, chất lượng và hiệu quả ngành gừng chưa cao, việc trồng gừng vẫn chủ yếu do tự phát của các hộ kinh doanh gia đình ở nông thôn. Sử dụng phương pháp khảo sát thực địa, kết hợp với quá trình phân tích, đánh giá các nhân tố trong chuỗi giá trị Gừng tại Huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị thông qua các tài liệu hiện có về ngành gừng, nghiên cứu nhằm tìm ra các mối liên kết giữa các nhân tố của chuỗi giá trị Gừng, cũng như đánh giá các cơ hội thị trường, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cấp chuỗi giá trị Gừng tại Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

          Ginger is one of the most popular and familiar products to Vietnamese people in our daily life as it is widely used in food processing, as food, medicine, functional food, etc. In recent years, many local and foreign companies have invested in planting and processing ginger for exports. However, due to the lack of planning and links between regions as well as ginger farmers, the output, quality and efficiency of ginger sector remain low, ginger is planted spontaneously by rural households. Using field surveys and the analysis of factors in ginger value chain in Huong Hoa district, Quang Tri province via available documents related to ginger sector, the study aims to identify the relationships between factors of ginger value chain and evaluate market opportunities, from which suggests some solutions to improve ginger value chain in Huong Hoa district, Quang Tri province.

 

7. Đỗ Minh Thụy - Kinh nghiệm phát triển mạng lưới thương mại của một số điển hình và bài học kinh nghiệm cho Hải Phòng. Mã số 109.2SMET.22

Experience of Developing Trading Network of Typical Entities and Lessons for Haiphong

 

          Phát triển mạng lưới thương mại trên địa bàn thành phố Hải Phòng là một trong những hoạt động quan trọng nhằm cụ thể hóa kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, từ đó, giúp đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, là căn cứ để xây dựng kế hoạch đầu tư và phát triển thương mại của Thành phố. Thông qua tìm hiểu kinh nghiệm của một số điển hình, tác giả bài báo đã rút ra một số kinh nghiệm tốt cho việc phát triển mạng lưới thương mại trên địa bản Hải Phòng.

          Developing trading network in Haiphong City is one of the important activities to implement the citrys socio-economic plan to help promote economic development towards industrialization, modernization and international economic integration. This is also the foundation for the city to build up investment and trade development plans. By analyzing experience of some typical entities, the author draws some good lessons for the development of trading network in Haiphong city.

 

8. Bùi Thị Quỳnh Thơ- Kỹ năng làm việc thúc đẩy phát triển ngành kinh doanh du lịch tại Việt Nam. Mã số 109.2HRMg.22

Working Skills Promote Tourism Industry in Vietnam

 

          Thông qua lượng khách du lịch trong và ngoài nước trong thời gian qua ở Việt Nam và tại một số tỉnh mục tiêu, bài viết đánh giá xu hướng phát triển ngành du lịch, phân tích kỹ năng nghề của người lao động liên quan đến các lĩnh vực kinh doanh du lịch. Kết quả phân tích cho thấy thực trạng thiếu hụt các kỹ năng nghề hiện nay còn tương đối lớn, nhu cầu nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động cao. Từ các phân tích, nghiên cứu đưa ra một số gợi ý cho các bên liên quan áp dụng một số kỹ năng làm việc thúc đẩy phát triển ngành du lịch ở Việt Nam.

          By researching the recent number of domestic and foreign tourists in Vietnam in general and some target provinces in particular, the paper evaluates the development trend of tourism industry, analyses profession skills of laborers in tourism sector. Analysis results indicate that there remain serious lacks of working skills among tourism laborers, therefore demand for skill improvements is high. From the analysis, the author puts forth some recommendations for relevant agencies to apply some working skills to promote the development of Vietnam tourism industry.

 

9. Trần Kiều Trang - Nghiên cứu các rào cản tác động đến quá trình khởi nghiệp của nữ doanh nhân tại Việt Nam. Mã số 109.3OMIs.31

A Study on Barriers to Startup of Female Entrepreneurs in Vietnam

 

Bài viết tập trung nghiên cứu các rào cản tác động đến quá trình khởi nghiệp của nữ doanh nhân tại Việt Nam. Trên cơ sở lý luận về phụ nữ khởi nghiệp và rào cản, các loại rào cản đến khởi nghiệp thành công, tác giả đã xác định mô hình nghiên cứu và thực hiện khảo sát điều tra 172 nữ doanh nhân khởi nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 6 rào cản chính, tác động đáng kể đến quá trình khởi nghiệp thành công của nữ doanh nhân, bao gồm: (i) cách thức bố trí công việc kinh doanh và gia đình, (ii) tiếp cận khách hàng và nhà cung cấp, (iii) tiếp cận giáo dục và đào tạo, (iv) tiếp cận mạng lưới quan hệ trong kinh doanh, (v) chính sách hỗ trợ pháp lý từ nhà nước và các tổ chức liên quan, (vi) các yếu tố văn hóa - xã hội. Ngoài ra, bài viết đề xuất một số giải pháp cơ bản đối với các nữ doanh nhân hiện tại và tương lai, cũng như đưa ra kiến nghị với các cơ quan nhà nước hữu quan, nhằm thúc đẩy quá trình khởi nghiệp của nữ doanh nhân Việt Nam.

The paper studies barriers to startup of Vietnams female entrepreneurs. On the basis of theories on female startup and barriers, barriers to successful startup, the author has identified research model and conducted a survey on 172 female startup entrepreneurs. Research findings have pointed out 6 major barriers with significant impacts on successful startup of female businessmen, including: (1) ways to arrange business and family affairs, (ii) access to customers and suppliers, (iii) access to education and training, (iv) access to relation network in business, (v) legal incentive policies from the Government and relevant agencies, (vi) social – cultural factors. Besides, the paper suggests some solutions to current and potential female entrepreneurs, makes some proposals to relevant state agencies so as to boost the startup process of Vietnams female businessmen.