Quay trở lại danh sách
Các số tạp chí

TẠP CHÍ SỐ 107

08/01/2018 13:22:34

1. Võ Văn Dứt và Hoàng Thu Thủy - Ảnh hưởng của các đặc điểm hội đồng quản trị đến kết quả hoạt động của các Công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh - Mã số: 107.TrEM.12

Influences of Management Board Features on Business Performance of Companies Listed in HOSE

 

          Mục tiêu của bài viết này là điều tra tác động của các đặc điểm hội đồng quản trị đến kết quả hoạt động công ty niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Số liệu tại 75 công ty niêm yết tại SGDCK TPHCM trong giai đoạn 2011 - 2015 được sử dụng để đo lường tác động này. Kết quả ước lượng từ mô hình hiệu ứng cố định cho thấy rằng, quy mô HĐQT, tỷ lệ sở hữu của thành viên HĐQT, trình độ học vấn của HĐQT và giới tính HĐQT có mối quan hệ tích cực với hiệu quả hoạt động của công ty trong khi quyền kiêm nhiệm Chủ tịch HĐQT- tổng giám đốc lại có tương quan nghịch. Ngoài ra, kết quả còn chỉ ra rằng, giới tính của HĐQT giữ vai trò điều tiết đến mối quan hệ giữa kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT - tổng giám đốc và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

          The paper aims to investigate the impacts of management board features on the business performance of companies listed in Hochiminh Stock Exchange (HOSE). Data of 75 companies listed in HOSE in the 2011-2015 period were used to measure these impacts. Estimated results from the fixed effect model indicate that the scale of management board, the ownership proportion of management board members, the academic qualifications and the gender of management board are positively correlated to the company performance while the plurality of chairman – chief executive officers (CEO) show negative correlations. Besides, the findings also reveal that the gender of management board has moderating influences on the relations between plurality of chairmanCEO and business performance of the company.         

 

2. Huỳnh Việt Khải và Phan Đình Khôi và Lê Thị Thúy - Lượng giá tour tham quan điểm du lịch Chợ nổi Cái Răng theo cách tiếp cận thử nghiệm lựa chọn - Mã số: 107.TRMg.11

Pricing Tours to Cai Rang Float Market under the Approach of Choice Experiment

 

          Địa điểm du lịch truyền thống là một yếu tố quan trọng giúp thu hút du khách dừng chân tại một địa phương, tuy nhiên giá trị kinh tế của các điểm du lịch truyền thống ở Việt Nam chưa được tính vào giá tour. Bài viết này sử dụng phương pháp thử nghiệm lựa chọn để lượng giá thị hiếu và sự lựa chọn của du khách đối với các tour tham quan chợ nổi Cái Răng, một địa điểm du lịch văn hóa miền Tây sông nước ở Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, du khách sẵn lòng trả 900.000 VNĐ cho tour tham quan Chợ nổi, 1.225.000 VNĐ cho tour trải nghiệm Chợ nổi, và 1.400.000 VNĐ cho tour một ngày cùng Chợ nổi. Giải pháp để khai thác tiềm năng du lịch của Chợ nổi Cái Răng bao gồm: (i) Thiết kế tour đa dạng; (ii) Tích hợp các loại hình dịch vụ như cửa hàng mua sắm, dịch vụ ăn uống cùng với tour tham quan; và (iii) Gắn kết người dân địa phương với các tour trải nghiệm nhằm góp phần nâng cao giá trị của hoạt động dịch vụ của người dân địa phương.

          Traditional tourism sites are an important factor to attract tourists to a locality, however the economic value of traditional tourism sites have not been included in tour pricing. The paper uses the approach of choice experiment to price the tastes and choices of tourists for tours to Cai Rang float market, a famous cultural tourism site in the West province of Can Tho. Research findings indicate that tourists are willing to pay VND900,000 for a visit to the float market, VND1,225,000 for an experience tour to the float market and VND1,400,000 for a one-day accommodation tour in the float market. Solutions to exploiting tourism potentials of Cai Rang float market include: (i) diversifying tours; (ii) integrating different forms of services to the tours such as shopping and catering; (iii) including local people in experience tours to raise the value of local services.

 

3. Nguyễn Đức Nhuận - Chiến lược phát triển thị trường nội địa nhóm sản phẩm gạch ốp lát của Công ty Cổ phần CMC  - Mã số: 107.BMkt.21

Strategies to Develop Domestic Market for Tile Products of CMC Joint-stock Company

 

          Trong bối cảnh kinh tế thị trường cạnh tranh, vấn đề có thị trường và phát triển thị trường là yếu tố cốt lõi của bất kỳ doanh nghiệp nào nói chung và công ty cổ phần CMC nói riêng. Nghiên cứu này trên cơ sở xác lập và phân tích thực trạng mô hình nghiên cứu gồm 5 yếu tố: thực hành các phương pháp phân tích và dự báo khoa học để xác lập mục tiêu chiến lược phát triển thị trường; lựa chon loại hình chiến lược phát triển thị trường; phát triển các công cụ marketing phát triển thị trường; phát triển năng lực nguồn lực và năng lực khác biệt cốt lõi; xây dựng tổ chức và triển khai, kiểm soát kế hoạch hành động chiến lược theo thời gian, với biến phụ thuộc là hiệu suất chiến lược phát triển thị trường của công ty cổ phần CMC. Từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện chiến lược này của Công ty Cổ phần CMC giai đoạn tới.

          In the competitive market economy, finding and developing the market becomes an essential task for any enterprises, CMC joint-stock company included. This study establishes and analyses a research model consisting of 5 elements: executing scientific forecast and analysis methods to establish the objectives for market development strategies; selecting market development strategies; developing marketing tools for market development; developing resource capacity and core competencies; organizing, implementing and controlling strategic action plans over the time with dependent variable of market development strategy efficiency of CMC JSC.

 

 4. Đỗ Minh Thụy - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam - Mã số: 107.BMkt.21

Solutions to Raise Competitiveness of Vietnam Logistics Enterprises

 

          Cùng với sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì sự cạnh tranh đối với các doanh nghiệp Việt Nam ngay cả trên sân nhà cũng ngày càng khốc liệt. Để có thể tồn tại và phát triển được thì đòi hỏi các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp logistics nói riêng cũng cần không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh đặc biệt là năng lực cạnh tranh doanh nghiệp. Trong phạm vi bài báo này, tác giả đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các công ty giao nhận vận tải (GNVT) để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của các công ty này.

          Together with the countrys integration to the world economy, competition faced by Vietnamese Enterprises has become ever fiercer, even in the home market. To survive and develop, enterprises in general, logistics enterprises in particular, have to raise their competitiveness, especially corporate competitiveness. In this paper, the author evaluates the competitiveness of logistics enterprises, then bases on this to suggest solutions to improve their competitiveness

 

5. Lê Hiếu Học và Trần Thị Bích Ngọc - Những vấn đề lý luận về công tác chuẩn bị sản xuất đối với sản phẩm mới trong doanh nghiệp - Mã số: 107.BAdm.22

Theoretical Issues on Production Preparation for New Products in Businesses

 

          Chuẩn bị sản xuất là giai đoạn mang tính chuẩn bị và được thực hiện ngay trước khi bắt đầu quá trình sản xuất sản phẩm mới. Mặc dù mang ý nghĩa chuẩn bị nhưng công tác này lại ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm mới trong suốt cả chu kỳ sống của nó. Vì vậy, bài báo này tập trung hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết bao gồm các khái niệm, nội dung, phương pháp đánh giá và các giải pháp hoàn thiện công tác chuẩn bị sản xuất tại doanh nghiệp. Đồng thời, bài báo cũng đề xuất một số khuyến nghị thực hiện các nghiên cứu tiếp theo về công tác chuẩn bị sản xuất trong các doanh nghiệp Việt Nam. Đề tài tuy không mới nhưng cơ sở lý luận và thực tiễn của nó chưa được đề cập sâu trong hầu hết các tài liệu tham khảo về quản trị sản xuất và tác nghiệp tại Việt Nam hiện nay, ảnh hưởng tới khả năng tham khảo của các doanh nghiệp trong tiếp cận để giải quyết vấn đề này trong thực tiễn.

          Production preparation is the preparatory phase that is usually conducted before the start of a new product manufacturing process. Although being considered less important, production preparation will have significant impacts on the competitiveness of the new products throughout its life cycle. Thus, this paper focuses on reviewing the literature of production preparation including its basic concepts, its main activities, and the methods of assessment. Based on that, the paper also proposes some recommendations for the future research.

 

6. Nguyễn Tuấn Kiệt - Mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ cho vay cá nhân: trường hợp tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hậu Giang - Mã số: 107.BMkt.21

Level of Customer Satisfaction with Quality of Individual Loan Services: A Case Study in Hau Giang Branch of Saigon Thuong Tin Joint Stock Commercial Bank

 

          Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ cho vay cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Hậu Giang. 150 khách hàng được khảo sát cho nghiên cứu này. Các phương pháp Cronbachs Alpha, Phân tích nhân tố khám phá (EFA), mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) được sử dụng để kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng và sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ cho vay cá nhân tại Ngân hàng Sacombank Chi nhánh Hậu Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự hài lòng của khách hàng được hình thành trên cơ sở mối tương quan thuận giữa các thành phần như  “Phương tiện hữu hình”, “Lợi ích nhận được”, “Chi phí bỏ ra”.  Ngoài ra, kiểm định sự khác biệt về mức độ hài lòng giữa nam và nữ cũng như giữa một số đặc điểm cơ bản của đáp viên cũng được thực hiện.

          The study aims to evaluate the satisfaction of customers with the quality of individual loan services in Hau Giang Branch of Saigon Thuong Tin Joint Stock Commercial Bank. 150 customers were surveyed. Cronbachs Alpha, Exploration Factor Analysis (EFA), Structural Equation Modeling Model (SEM) were used to test the relationships between affecting factors and customer satisfaction with the individual loan service quality in this branch. Research findings indicate that customer satisfaction is established on the correlations between factors such as “visible means, perceived benefits, spent costs. Besides, the study also tests the differences in the satisfaction levels between male and female customers as well as between some basic features of staff.

 

7. Đặng Thị Hương - Đánh giá hiệu quả đào tạo nhà quản trị - Một số gợi ý và đề xuất đối với doanh nghiệp - Mã số: 107.HRMg.32

Evaluating Effectiveness of Manager Training – Some Suggestions and Proposals to Enterprises

 

Đánh giá kết quả, hiệu quả đào tạo nhà quản trị là nội dung quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn trong việc nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo quản lý. Trên thực tế, đánh giá hiệu quả đào tạo nhà quản trị chưa được nhiều doanh nghiệp quan tâm do các tiêu chí chưa cụ thể, khó thực hiện và đòi hỏi nhiều thời gian, chi phí. Sử dụng mô hình đánh giá hiệu quả đào tạo của Kirkpatrick, kết hợp phương pháp phỏng vấn, điều tra khảo sát, bài báo tổng hợp một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đào tạo nhà quản trị và áp dụng các chỉ tiêu này vào đánh giá một số chương trình đào tạo đã thực hiện. Từ những kết quả thu được, bài báo phân tích và đưa ra một số đề xuất cho công tác đánh giá hiệu quả đào tạo nhà quản trị trong doanh nghiệp.

Evaluating the effectiveness of manager training is an important part as it has high practical significance in raising the quality of management training programs. In reality, not many enterprises pay adequate attention to evaluating the effectiveness of training managers because the evaluation criteria are not specific, difficult to implement, time and cost consuming. Using the evaluating model suggested by Kirkpatrick in combination with interviews and survey, the paper summarizes the criteria for evaluating the effectiveness of manager training programs, applies these criteria to evaluate some training programs. From the results, the paper analyses and suggests some solutions to evaluating the effectiveness of training managers in enterprises.

 

8. Keon-Hyung Ahn - Current Status of Emergency Arbitrator System at Major International Arbitration Institutions and Implications for Vietnam - Mã số: 107.IBMg.32

Thực trạng của hệ thống trọng tài khẩn cấp tại các tổ chức trọng tài quốc tế lớn và hàm ý cho Việt Nam

 

Although preference for arbitration has been rapidly growing in international commercial transactions, one aspect of the arbitral proceedings that raised concerns in the past was the problem of urgent interim relief.  Before the constitution of the arbitral tribunal, parties did not have any other option but to turn to the court for urgent interim relief.  In order to remedy this problem and to enhance the effectiveness of arbitral proceedings, major international arbitration institutions have recently adopted the emergency arbitrator system.  This paper describes and analyzes the current status of the emergency arbitrator systems employed by the International Center for Dispute Resolution (ICDR), the Singapore International Arbitration Centre (SIAC), the International Chamber of Commerce (ICC) and the Korean Commercial Arbitration Board (KCAB). It then compares the various aspects of the respective emergency arbitrator system, and presents matters to be considered when introducing the emergency arbitrator system into the rules of an arbitration institution in Vietnam.

Mặc dù xu hướng sử dụng trọng tài thương mại đang gia tăng nhanh chóng trong các giao dịch thương mại thế giới nhưng một khía cạnh của quá trình giải quyết khiếu nại làm dấy lên sự lo ngại trong thời gian gần đây là vấn đề về biện pháp khẩn cấp tạm thời (urgent interim relief). Trước khi thành lập toà trọng tài, các bên không có bất cứ lựa chọn nào khác mà phải tìm đến toà án để có biện pháp khẩn cấp tạm thời. Để giải quyết vấn đề này và nâng cao hiệu quả của quá trình tố tụng, các tổ chức trọng tài quốc tế gần đây đã thông qua hệ thống trọng tài khẩn cấp. Bài báo này mô tả và phân tích thực trạng của hệ thống trọng tài khẩn cấp được áp dụng tại Trung tâm giải quyết tranh chấp quốc tế (ICDR), Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore (SIAC), Phòng thương mại quốc tế (ICC) và Hội đồng trọng tài thương mại Hàn Quốc (KCAB). Bài báo cũng so sánh các khía cạnh khác nhau của hệ thống trọng tài khẩn cấp và nêu lên các vấn đề cần xem xét khi đưa hệ thống trọng tài khẩn cấp vào quy định của tổ chức trọng tài ở Việt nam.