Quay trở lại danh sách
Các số tạp chí

TẠP CHÍ SỐ 105

08/01/2018 13:19:20

1. Nguyễn Viết Lâm - Ứng dụng Marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp - Mã số: 105.1BMkt.12

(Applying Marketing to Raise Competitiveness of Vietnam Commercial Banks: Situation and Solutions)

 

Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam luôn phải quan tâm nâng cao năng lực cạnh tranh (NLCT). NLCTcủa một NHTM được quyết định bởi những năng lực khác nhau như: tài chính, quản trị, hạ tầng cơ sở/kỹ thuật công nghệ, nguồn nhân lực... và năng lực marketing. Trong đó, năng lực marketing đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Đó là khả năng của ngân hàng tạo ra những lợi thế cạnh tranh khác biệt từ các hoạt động marketing mà không phải đối thủ cạnh tranh nào cũng có được. Điều này tùy thuộc vào chỗ NHTM thực thi và ứng dụng marketing như thế nào?Một đề tài nghiên cứu đã được triển khai để trả lời câu hỏi đó. Và bài viết này được hoàn thành để phản ánh kết quả nghiên cứu của đề tài. Bài viết tập trung nêu những yếu kém về NLCT hiện tại của các NHTM Việt Nam, vạch ra các nguyên nhân là những mặt hạn chế của quá trình ứng dụng marketing tại các ngân hàng. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện quá trình ứng dụng marketing cùng những kiến nghị có liên quan nhằm nâng cao NLCT cho các NHTM Việt Nam trước các đối thủ trong nước và nước ngoài thời gian tới.

Amid the fierce competition of the market, Vietnam commercial banks should always try to raise their competitiveness. The competitiveness of a commercial bank is determined by various factors such as finance, management, technical infrastructure, human resources and marketing competence, of which marketing competence plays a particularly important role. That is the abilities of the banks to create differential competitive advantages from marketing activities that no rival can match. It depends on how commercial banks can implement and apply their marketing activities. A research project has been carried out to answer this research question. The paper identifies the weaknesses in competitiveness of Vietnam commercial banks, points out that one of the reasons is the poor marketing application. On that basis, the author proposes solutions to complete the application of marketing as well as recommendations to enhance the competitiveness of Vietnam commercial banks against local and international rivals in the coming time. 

 

2. Nguyễn Hoàng Giang - Xây dựng và phát triển tài sản thương hiệu các sản phẩm may thời trang của các doanh nghiệp ngành May Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - Mã số: 105.1BMkt.11

(Building up and Developing Brand Equity for Fashion Products of Vietnam Garment Enterprises – Situation and Solutions)

 

          Ngành Dệt May đang đứng thứ hai về kim ngạch xuất khẩu của cả nước và đứng trong nhóm năm quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất trên Thế Giới. Tuy nhiên, quá trình phát triển thương hiệu (TH) của các doanh nghiệp ngành May Việt Nam (DNNMVN) còn bộc lộ những hạn chế. Với sự biến động của thị trường năm 2016, đầu năm 2017 đã tạo ra những áp lực rất lớn, làm cho kết quả kinh doanh suy giảm đáng lo ngại. Dựa trên kết quả phân tích thực trạng quá trình xây dựng và phát triển(XD&PT) tài sản TH (TSTH) các sản phẩm may thời trang (SPMTT) của các DNNMVN, một số đề xuất được đưa ra kỳ vọng nâng cao tài sản doanh nghiệp (DN) giúp các DNNMVN nâng cao khả năng cạnh tranh, cải thiện kết quả kinh doanh trên thị trường.

          Garment and textile rank second in Vietnams export turnover, making the country among top 5 biggest exporters of garment and textile products in the world. However, the brand development process of Vietnam garment and textile companies has revealed some limitations. The fluctuations of the market in 2016 and early 2017 have created big pressure, which badly affect their business performance. Upon analyzing the process of building up and developing brand equity for fashion products of Vietnam garment and textile enterprises, the author comes up with some proposals to help raise the brand equity so that Vietnam garment and textile enterprises can improve their competitiveness and business performance in the market.

 

3. Phạm Văn Hồng- Nghiên cứu chuỗi giá trị cà phê Arabica ở Việt Nam thông qua trường hợp điển hình ở Huyện Hướng Hóa, Tỉnh Quản Trị - Mã số: 105.2BAdm.22

(Researching Arabica Coffee Value Chain in Vietnam – A Case Study in Huong Hoa District, Quang Tri Province)

 

          Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản quan trọng của Việt Nam trong tổng kim ngạch xuất khẩu, được các nước trên thế giới đánh giá cao về chất lượng và hương vị. Bài viết tiến hành khảo sát, phân tích, đánh giá các nhân tố trong chuỗi giá trị cà phê Arabica tại Huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị; tìm ra các mối liên kết giữa các nhân tố của chuỗi giá trị, cũng như đánh giá các cơ hội thị trường, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cấp chuỗi giá trị cà phê Arabica tại Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị.

          Coffee is one of the major agricultural products in Vietnams total export turnover, its quality and taste have been highly appreciated by countries all over the world. The paper researches, analyses and evaluates different elements in Arabica coffee value chain in Huong Hoa District, Quang Tri Province; identifies the links between elements in the chain, evaluates market opportunities, from which suggests proposals to enhance Arabica coffee value chain in this locality.

 

 4. Nguyễn Thanh Hải - Phân tích các yếu tố tác động đến doanh nghiệp mới khởi nghiệp tại Việt Nam - Mã số: 105.2OMIs.21

(Analyzing Factors Affecting Newly-Established Enterprises in Vietnam)

 

          Bài viết phân tích các yếu tố tác động đến doanh nghiệp mới khởi nghiệp tại Việt Nam. Kết quả phân tích hồi quy chỉ ra mười yếu tố tác động đến doanh nghiệp mới khởi nghiệp tại Việt Nam hiện nay, bao gồm: (1) vốn điều lệ, (2) ý tưởng kinh doanh sản phẩm - dịch vụ, (3) kinh nghiệm thực tế của nhà khởi nghiệp, (4) nguồn nhân lực và quản trị nhân sự, (5) công nghệ, (6) nguồn vốn và tài chính, (7) marketing và bán hàng, (8) tổ chức quản lý và vận hành nội bộ, (9) tình hình kinh tế xã hội và (10) cạnh tranh. Từ kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất một số giải pháp đối với các nhà khởi nghiệp tương lai, các doanh nghiệp mới thành lập và các cơ quan Nhà nước về các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp và hỗ trợ các doanh nghiệp mới thành lập.

          The paper analyses factors affecting newlyestablished enterprises in Vietnam. Results of regression analysis reveal 10 factors affecting newly-established enterprises in Vietnam at present, including: (1) charter capital, (2) product-service ideas, (3) practical experience of entrepreneurs, (4) human resources and human resource management, (5) technology, (6) capital and finance resources, (7) marketing and sales, (8) internal operation management and organization, (9) socio-economic situation and (10) competition. From the research findings, the paper suggests some solutions to future start-up entrepreneurs, newly-established enterprises and state administration agencies on supporting policies to startup and newly-established enterprises.      

 

5. Cheng-Po Lai and Yu-Min Chen and Chi-Wen Shih - The Effects of Standardisation and Differentiation on Service Quality, Perceived Value and Customers Loyaty - Mã số: 105.2BMkt.22

(Ảnh hưởng của tiêu chuẩn hoá và khác biệt hoá tới chất lượng dịch vụ, giá trị cảm nhận và sự trung thành của khách hàng)

 

          Since the tremendous growth of service industry in recent years, many researchers have emphasized on their studies on how to deliver an effective service strategy to the customers. Service firms are squeezed between standardization and customization because these two strategies seem to be a dilemma in service development. It provides service firms challenges that how to balance standardization and customization. In this study, well try to investigate the effect of these two strategies on customers perception toward services. The first purpose of this study is to integrate relevant literature and develop a comprehensive research model to identify the influence of standardization and customization on the perception of customers. The second purpose of this study is to empirically test the research model through conducting survey research in the service industry. A88-item survey questionnaire was developed to conduct a survey on internet with 380 subjects in order to identify the interrelationships among standardization, customization, service quality, perceived value, and loyalty. Through a series of questionnaire survey, the results of this study indicated that the comprehensive model is valued and that the degree of standardization and customization tend to significantly impact on service quality and perceived value, which eventually influence on loyalty. Furthermore, the influence of standardization on service quality and perceived value is stronger than that of customization. When considering service strategies of standardization and customization, managers should think about the effects on customers.

          Từ khi ngành công nghiệp dịch vụ có những bước phát triển ấn tượng trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu cách thức để có được chiến lược dịch vụ hiệu quả đến khách hàng. Các doanh nghiệp dịch vụ mắc kẹt giữa hai chiến lược tiêu chuẩn hoá và điều chỉnh theo khách hàng bởi cả hai chiến lược này dường như đều đưa họ vào thế tiến thoái lưỡng nan trong quá trình phát triển dịch vụ. Thách thức đối với các doanh nghiệp dịch vụ là làm thế nào để cân bằng giữa tiêu chuẩn và điều chỉnh cho phù hợp. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ tìm hiểu ảnh hưởng của hai chiến lược này đối với cảm nhận của khách hàng về dịch vụ. Mục tiêu đầu tiên của nghiên cứu này là kết nối giữa cơ sở lý thuyết và phát triển một mô hình nghiên cứu toàn diện để xác định ảnh hưởng của chiến lược tiêu chuẩn hoá và chiến lược điều chỉnh đối với cảm nhận của khách hàng. Mục tiêu thứ hai là kiểm định thực tế mô hình nghiên cứu thông qua việc tiến hành khảo sát trong lĩnh vực dịch vụ. Bảng hỏi gồm 88 mục hỏi được thiết kế cho một khảo sát trên Internet với 380 đối tượng nhằm xác định mối quan hệ tương hỗ giữa tiêu chuẩn hoá, điều chỉnh, chất lượng dịch vụ, giá trị cảm nhận và sự trung thành của khách hàng. Thông qua khảo sát bằng bảng hỏi, kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình toàn diện này có giá trị và mức độ tiêu chuẩn hoá và mức độ điều chỉnh có tác động đáng kể tới chất lượng dịch vụ và giá trị cảm nhận, từ đó có tác động tới mức độ trung thành. Bên cạnh đó, mức độ ảnh hưởng của chiến lược tiêu chuẩn hoá tới chất lượng dịch vụ và giá trị cảm nhận là cao hơn so với mức độ ảnh hưởng của chiến lược điều chỉnh. Do đó khi xem xét giữa chiến lược dịch vụ tiêu chuẩn hoá và điều chỉnh, các nhà quản trị nên cân nhắc về ảnh hưởng này tới khách hàng.

 

6. Cao Tuấn Khanh - Nghiên cứu ý định hành vi lựa chọn loại/thương hiệu sản phẩm Bia của người tiêu dùng tại địa thị trường Hà Nội - Mã số: 105.2BMkt.21

(Research on Choice Behavior of Beer Products/Brands of Hanoi Consumers)

 

          Thị trường bia của Việt Nam đang có một tốc độ phát triển tương đối cao và ổn định, với nhiều sản phẩm bia của các hãng khác đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng trong việc quyết định lựa chọn sản phẩm nhưng cũng tạo không ít khó khăn cho các nhà quản trị của các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm bia nhất là tại thị trường Hà Nội. Thông qua bài báo này, bằng việc phân tích các yếu tố tác động đến ý định hành vi lựa chọn sản phẩm bia của người tiêu dùng tại thị trường Hà Nội, qua đó tác giả đưa ra một số đề xuất và một số hàm ý giúp các nhà quản trị của các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm bia có những lựa chọn phù hợp trong quá trình kinh doanh.         

          Vietnam beer market has experienced quite high and stable growth rate, the presence of many beer producers has facilitated consumers to choose products but caused not a few problems to managers of beer companies, especially in Hanoi market. In this paper, by analyzing factors affecting the choice behavior of beer products of Hanoi consumers, the authors suggest some solutions and implications to help managers come up with appropriate decisions in the business process.

 

7. Nguyễn Hoài Nam - Kinh nghiệm quản lý nhà nước về logistics cảng biển của Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore và bài học cho Việt Nam - Mã số: 105.3IBMg.32

(Experience of State Administration on Seaport Logistics Services of Japan, China, Singapore and Lessons for Vietnam)

 

          Dịch vụ logistics là một hoạt động dịch vụ tổng hợp mang tính hệ thống, hiệu quả của chuỗi cung ứng dịch vụ này có tầm quan trọng quyết định đến tính cạnh tranh của ngành công nghiệp và thương mại mỗi quốc gia và hiệu quả này không chỉ phụ thuộc vào chất lượng vận hành của chuỗi cung ứng dịch vụ này mà còn chịu tác động rất quan trọng của chất lượng QLNN với chúng. Thời gian qua đã ghi nhận nhiều thành công đáng khích lệ về QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng biển. Bên cạnh đó cũng bộc lộ nhiều hạn chế gây cản trở phần nào sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ logistics ở cảng biển nước ta. Để giải bài toán này, việc nghiên cứu đối sánh kinh nghiệm QLNN với các dịch vụ logistics cảng biển ở các nước tương đồng nhưng có tốc độ phát triển cao để rút ra được bài học phù hợp, hiệu quả cho nước ta là cần thiết và khôn ngoan.

          Logistics services are a kind of systematic general services. The effectiveness of the service supply chain plays a crucial role to the competitiveness of a countrys industries and trade, this effectiveness not only depends on the operational quality of the chain but also is largely affected by the quality of state administration. Recently many encouraging achievements have been gained in state administration on logistics services in seaports, however there still remain not a few limitations that have hindered the development of these services in Vietnam. To solve these problems, it is necessary to research experience of state administration of seaport logistics services from countries with similar features but high growth rate to draw useful lessons for Vietnam.

 

8. Nguyễn Thu Thủy - Phát triển thị trường chứng khoán phái sinh – từ kinh nghiệm quốc tế tới thực tiễn Việt Nam - Mã số: 105.3FiBa.32

 (Developing Derivatives Market – from International Experience to Reality in Vietnam)

         

          Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã được hình thành hơn 16 năm (kể từ khi Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đi vào hoạt động T7.2000). Sau 16 năm hoạt động, với hai Sở giao dịch (SGD) chứng khoán như hiện tại và các công cụ đầu tư cơ bản như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ… Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các chủ thể kinh doanh đòi hỏi TTCK Việt Nam cần phải phát triển hơn nữa, với các công cụ đa dạng hơn như các sản phẩm phái sinh. Theo lộ trình đã được Chính phủ phê duyệt, thì cuối năm 2016, TTCK phái sinh sẽ được đưa vào vận hành. Tuy nhiên cho đến nay, các yếu tố cần thiết để vận hành và phát triển thị trường còn nhiều bất cập, khối lượng giao dịch phái sinh còn rất nhỏ so với tiềm năng. Trước đòi hỏi khách quan của nền kinh tế và cũng nhằm thực hiện mục tiêu hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường, việc phát triển TTCK phái sinh ở Việt Nam là rất cần thiết. Bài viết phân tích kinh nghiệm phát triển TTCK phái sinh ở một số nước, từ đó đề xuất một số gợi ý về chính sách nhằm phát triển bền vững TTCK phái sinh của Việt Nam trong thời gian tới.

          Vietnam Stock Market has been in operation for over 16 years since the establishment of Hochiminh Securities Exchange in July 2000. After 16 years of development, there have been two securities exchanges as at present and several fundamental investment tools such as stocks, bonds, fund certificates, etc. The increasingly high demand of business entities calls for Vietnam Stock Market to further its development with more diverse tools such as derivatives. Under the roadmaps approved by the Government, by the end of 2016, derivatives market would be put into work but up to now, necessary conditions to operate and develop the market are still inadequate, the volume of derivatives transactions is not proportion to the potential. To meet the objective requirements of the economy and realize the targets of establishing and developing different kinds of market, the development of derivatives market in Vietnam becomes an urgent task. The paper analyzes the experience of developing derivatives market in some countries, from which proposes some policies to develop derivatives market sustainably in Vietnam in the coming time.