Quay trở lại danh sách
Các số tạp chí

TẠP CHÍ SỐ 104

08/01/2018 13:17:40

1. Hee-Cheon MOON and Jae-Eun CHUNG and Seok-Beom CHOI - Korea’s Manufacturing Innovation 3.0 Initiative and Implications on Vietnam’s Economic Development

(Sáng kiến đổi mới sản xuất 3.0 và các hàm ý cho  phát triển kinh tế việt nam)

         

This study explains the current state of “Manufacturing Innovation 3.0”, Korean strategy for the 4th Industrial Revolution which focuses on Smart Factory. Since 2014, it has achieved some amazing results, but, still needs to be improved to reflect the real SMEs business environment. Hence, this study suggests the “Globalization 4.0 Initiative” as the new policy imperative of Korean government which induces Korean SMEs to participate in the 4th Industrial Revolution trends in global context. In Addition, the 4th Industrial Revolution can cause huge change in world structure of Manufacturing Industry such as a decrease of outsourcing and offshoring. In this case, this study suggests the necessity of Vietnam governments preparation for this change in manufacturing industry and international trading structure.

          Nghiên cứu này mô tả thực trạng của sáng kiến “Đổi mới sản xuất 3.0”, một chiến lược của Hàn Quốc cho cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, tập trung vào các nhà máy sản xuất thông minh. Kể từ năm 2014, chiến lược này đã mang lại những kết quả đáng ngạc nhiên, tuy nhiên vẫn cần một số cải thiện để phản ánh đúng thực tế của môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Do đó, nghiên cứu này đề xuất “Sáng kiển toàn cầu hoá 4.0” như một lựa chọn chính sách mới cho Chính phủ Hàn Quốc nhằm thúc đẩy các SMEs của Hàn Quốc tham gia vào xu hướng Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong bối cảnh toàn cầu hoá. Bên cạnh đó, Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 có thể gây ra những thay đổi lớn trong cấu trúc thế giới của ngành công nghiệp sản xuất chế tạo chẳng hạn như sự suy giảm trong xu hướng thuê ngoài và sản xuất tại nước ngoài. Trong trường hợp này, nghiên cứu đề xuất chính phủ Việt Nam cần chuẩn bị gì cho sự thay đổi trong ngành công nghiệp sản xuất chế tạo và cơ cấu thương mại quốc tế.

2. Nguyễn Thùy Dương - Vai trò của xuất khẩu đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy

The Roles of Exports to Vietnam’s Economic Growth: Situation and Solutions

 

          Bài viết nghiên cứu vai trò của xuất khẩu đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Kết quả phân tích hồi quy số liệu thống kê Việt Nam trong giai đoạn 1990-2015 khẳng định mối quan hệ tỷ lệ thuận cùng chiều giữa xuất khẩu và tăng trưởng GDP tại Việt Nam. Theo đó, xuất khẩu đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời đại hội nhập toàn cầu như hiện nay. Giá trị xuất khẩu của năm hiện tại của Việt Nam có tác động tích cực cùng chiều đến sự tăng trưởng GDP của năm hiện tại và trong hai năm tiếp theo. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất giải pháp đối với Nhà nước và doanh nghiệp xuất khẩu trong việc mở rộng, thúc đẩy xuất khẩu gắn với tăng trưởng kinh tế và phát huy tác động lan tỏa của hoạt động này, góp phần đưa nền kinh tế nước nhà phát triển bền vững, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế đang phát triển từng ngày.

          The paper investigates the roles of exports to economic growth in Vietnam. Regression analysis results of statistics in Vietnam for the 1990-2015 period show a positive correlation between exports and GDP growth rate in Vietnam. Accordingly, exports play an important role to Vietnams economic development as they promote the national cause of industrialization and modernization amidst the globalization context. The export value of the current year has positive effects on GDP growth of that current year and the next two years. Based on these findings, the paper proposes solutions to the Government and export enterprises to help expand and promote exports in close connection with economic growth and increase the spill-over effects of exports in order to contribute to the countrys sustainable economic development and deeper integration to the world economy.

 

3. Hoàng Ngọc Huấn - Phát triển dịch vụ giá trị gia tăng của Tổng công ty Truyền hình Cáp Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Developing Value-Added Services in VTV Cab Vietnam: Situation and Solutions

 

          Ngày nay các dịch vụ giá trị gia tăng (VAS-Value-Added Service) đóng vai trò rất quan trọng đối với nhà khai thác trong việc giữ chân khách hàng, giảm tỷ lệ rời dịch vụ cũng như tăng doanh thu của dịch vụ. Sự phát triển của Internet băng rộng cố định và di động đã mở ra kỷ nguyên hội tụ giữa viễn thông và truyền hình. Từ đây các dịch vụ gia tăng trên đã cho phép người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận nhiều dịch vụ nội dung số khác nhau. Sự tiến bộ này đã làm thay đổi tỷ trọng doanh thu của các dịch vụ truyền hình trả tiền, doanh thu mang lại từ các dịch vụ gia tăng ngày càng trở nên quan trọng đối với các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền trong đó có Tổng công ty Truyền hình Cáp Việt Nam. Bài viết sẽ đi vào phân tích thực trạng của doanh nghiệp từ đó chỉ ra các hạn chế của VTVcab nói riêng và ngành truyền hình trả tiền nói chung, đồng thời đưa ra các giải pháp hữu ích để phát triển các dịch vụ gia tăng của Truyền hình Cáp Việt Nam.

          Value-Added Services (VAS) play an important role in retaining customers, reducing the rate of service discontinuing as well as increasing service revenues. The development of broad-band Internet and mobile phones has opened an era of convergence between telecommunications and television. From that basis, value-added services enable consumers to access many digital contents easily. This development has changed the proportion of revenues of paid-TV services when turnover brought by these services becomes more important to paid-TV service providers, including VTV Cab. This paper analyses the situation of VTV Cab, identifies limitations of the enterprise in particular and paid-TV industry in general, then proposes solutions to develop value-added services of VTV Cab Vietnam.

 

4. Nguyễn Thanh Hải - Động lực và sự phát triển của ý định khởi nghiệp: thực trạng và giải pháp thúc đẩy khởi nghiệp tại Việt Nam

Motivations and Development of Startup Intention: Situation and Solutions to Promote Startup in Vietnam

 

          Bài viết nghiên cứu động lực và sự phát triển của ý định khởi nghiệp tại Việt Nam. Kết quả phỏng vấn chuyên gia chỉ ra thực trạng khởi nghiệp tại Việt Nam trong những năm gần đây và thực trạng vai trò của các yếu tố động lực trong quy trình hình thành và phát triển ý định khởi nghiệp. Cụ thể, đặc điểm nhận thức cá nhân, tính cách cá nhân, vốn xã hội, và điều kiện kinh tế - xã hội có tác động đến ý định khởi nghiệp của nhà khởi nghiệp tại Việt Nam. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất hai nhóm giải pháp thúc đẩy khởi nghiệp tại Việt Nam đối với người có ý định khởi nghiệp, vừa mới khởi nghiệp, với Chính phủ và các cơ quan nhà nước.

          This paper focuses on the motivators and development of start-up intention in Vietnam. The interview results indicate the current situation of start-up in Vietnam and the role of the motivators in developing start-up intention. Specially, individual cognitive characteristic, individual personality, social capital, and socio-economic condition have impacts on start-up intention of potential entrepreneurs in Vietnam. On the basis of our findings, the paper suggests two recommendation groups for improving start-up in Vietnam to potential entrepreneurs, current entrepreneurs, and Vietnam State and authorities.

 

5. Nguyễn Thị Hạnh - Ảnh hưởng của định hướng mua sắm tới trải nghiệm mua sắm mang tính giải trí của khách hàng khu vực nội thành Hà Nội tại Trung tâm thương mại

Impacts of Shopping Orientations on Entertainment Shopping Experiences of Hanoi Urban Customers in Shopping Centres

 

          Định hướng mua sắm cho thấy cách thức mà khách hàng thực hiện hoạt động mua sắm của họ. Những khách hàng khác nhau sẽ có định hướng mua sắm khác nhau, nhóm khách hàng có định hướng mua sắm giải trí thường tìm kiếm niềm vui trong mua sắm, còn nhóm khách hàng có định hướng mua sắm thiết thực sẽ coi mua sắm như một nhiệm vụ phải hoàn thành. Nghiên cứu nhằm nhận diện các yếu tố định hướng mua sắm ảnh hưởng tới trải nghiệm mua sắm mang tính giải trí của khách hàng khu vực nội thành Hà Nội tại trung tâm thương mại. Với 465 phiếu điều tra, kết quả nghiên cứu chỉ ra hai yếu tố định hướng mua sắm ảnh hưởng đến trải nghiệm mua sắm mang tính giải trí là: (1) định hướng mua sắm giải trí và (2) định hướng mua sắm thiết thực.

          Shopping orientations indicate the ways customers do their shopping. Different customers have different shopping orientations, entertainment-oriented customers often look for pleasures in shopping while buying-oriented customers may consider shopping a task they need to accomplish. This study aims to identify shopping orientation factors which affect entertainment shopping experiences of customers in Hanoi inner city. With 465 collected questionnaires, the research findings reveal 2 shopping orientation factors affecting entertainment shopping experiences: (1) entertainment shopping orientations and (2) practical buying orientations.

 

6. Phạm Thị Hương - Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp sau cổ phần hóa do Tổng Công ty Đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đại diện chủ sở hữu

Research on Factors Affecting State Capital Business Performance of Equitized Enterprises with Ownership Represented by SCIC

         

          Mục đích bài nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả kinh doanh vốn nhà nước của 143 doanh nghiệp sau cổ phần hóa có vốn nhà nước do SCIC làm đại diện chủ sở hữu trong giai đoạn 2011-2015. Nghiên cứu xây dựng và kiểm định mô hình kinh tế lượng để nhận diện và đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh vốn  nhà nước tại các doanh nghiệp có phần vốn nhà nước đã cổ phần hóa do SCIC làm đại diện chủ sở hữu.

          The article aims to evaluate the state capital business performance of 143 equitized enterprises where State Capital Investment Corporation (SCIC) acts as ownership representatives in the 2011 – 2015 period. The research builds up and tests econometrics models to identify and measure the impacts of factors on the performance of state capital in these enterprises.

 

7. Vũ Thị Minh Ngọc và Lê Hồng Việt - Thúc đẩy xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội thông qua các kênh xúc tiến thương mại

Promoting Exports of Hanoi-based Companies through Trade Promotion Channels

 

          Hoạt động xúc tiến thương mại hiện nay tại Việt Nam đều có sự tham gia của các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý. Doanh nghiệp có nhiều kênh khác nhau để thực hiện xúc tiến thương mại, nhất là trong bối cảnh Việt Nam tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) như hiện nay. Tuy nhiên, khảo sát 100 doanh nghiệp tại Hà Nội cho thấy nhiều doanh nghiệp dường như vẫn chưa nhận thức được cơ hội từ các FTA này, đồng thời cũng chưa tận dụng được các kênh xúc tiến của nhà nước. Các cơ quan quản lý nhà nước và UBND Thành phố Hà Nội cũng đã tổ chức nhiều kênh xúc tiến thương mại, song nhiều hoạt động xúc tiến thương mại dường như chưa có hiệu quả. Để tăng cường xúc tiến xuất khẩu của các doanh nghiệp Hà Nội cần có các giải pháp từ phía doanh nghiệp và cả các cơ quan quản lý.

          The current trade promotion activities of Vietnam have involved the participation of enterprises and administration agencies. Enterprises have various channels for trade promotions, especially in the context that Vietnam has joined many free trade agreements (FTAs) as at present. However, a survey conducted on 100 Hanoi-based companies reveals that many enterprises are not fully aware of the opportunities presented by these FTAs and have not fully exploited the state promotion channels. State administration agencies and Hanoi People's Committee have organized many promotion channels but these promotion activities are not highly effective. To enhance export promotion activities of Hanoi enterprises, there should be solutions from the enterprises themselves as well as state administration bodies.

 

8. Hà Thị Thúy Vân - Giải pháp hoàn thiện quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam

Solutions to Perfecting the Administration of Personal Income Taxes in Vietnam

 

Trong thời gian qua, việc cải cách mạnh mẽ và đồng bộ trong lĩnh vực thuế đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo môi trường đầu tư ổn định, phát huy hiệu quả nguồn lực xã hội. Tuy nhiên, đó vẫn là những thành quả bước đầu, trong khi thời gian nộp thuế của Việt Nam vẫn còn dài so với các nước Asean. Quản lý thu thuế nói chung, quản lý thu thuế thu nhập cá nhân nói riêng là một trong những giải pháp quan trọng góp phần cân đối thu, chi ngân sách Nhà nước. Trong thời gian qua, các doanh nghiệp tại Việt Nam đã có nhiều bước phát triển quan trọng, ngày càng giữ vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế, đặc biệt các doanh nghiệp đã vượt qua khủng hoảng và phát triển bền vững trong thời gian tới. Hiện nay cả nước ta có gần 500.000 doanh nghiệp, với số vốn đăng ký gần 1.400 tỷ đồng, tạo việc làm cho khoảng 20 triệu người. Số lượng các doanh nghiệp tại Việt Nam đóng góp vào ngân sách nhà nước của cả nước xu hướng ngày càng tăng cao. Vì vậy việc hoàn thiện quản lý thuế thu nhập cá nhân của các doanh nghiệp Việt Nam để hạn chế các khoản hụt thu ngân sách càng trở nên cần thiết. Vì vậy, bài viết này tác giả đề cập đến thực trạng quản lý thuế thu nhập cá nhân đang được thực hiện và đưa ra giải pháp hoàn thiện trong cải cách thủ tục thu thuế thu nhập cá nhân trong các doanh nghiệp Việt Nam.

In recent years, remarkable and systematic renovations made in the taxing field have created favorable conditions for the local and foreign business communities, thus promoting production, creating a stable investment environment and mobilizing social resources. However, these are just the original achievements as the tax collecting procedures in Vietnam are still lengthier than those in other ASEAN countries. The controls of tax collection in general, personal income tax collection in particular, are one of important methods to balance the state budget.

In recent time, Vietnam enterprises have made considerable progress and become more and more important to the national cause of economic development, especially when they have overcome the crisis and show signs of sustainable development in the coming time. At present, Vietnam has a total of 500,000 enterprises with the registered capital of nearly VND 1,400 billion, creating jobs for around 20 million people. The amount of money contributed to the state budget by Vietnamese enterprises as taxes is increasing highly. Therefore, it is necessary to perfect the controls of personal income taxes so as to prevent the loss of the budget. In this paper, the author analyzes the situation of administrating personal income taxes in Vietnam, then suggests solutions to perfect the procedures of collecting personal income taxes from Vietnamese enterprises.