Quay trở lại danh sách
Các số tạp chí

TẠP CHÍ SỐ 103

08/01/2018 06:05:58

1. Nguyễn Thị Phương Liên - Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam

Solutions to Develop Government Bond Market in Vietnam

 

            Thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Những năm gần đây, thị trường TPCP Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định nhưng cũng còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển thị trường TPCP Việt Nam giai đoạn 2010-2015 từ các nguồn thông tin, dữ liệu thứ cấp, bài viết chỉ ra một số hạn chế về chủng loại hàng hóa, phương thức giao dịch, cơ sở nhà đầu tư; làm rõ các nguyên nhân chính dẫn đến những hạn chế trong quá trình phát triển của thị trường như hệ thống thông tin thị trường, các điều kiện cơ sở hạ tầng, môi trường pháp lý… Từ đó đề xuất các định hướng và giải pháp cho sự phát triển an toàn, hiệu quả của thị trường trong thời gian tới.

            The government bond market plays an important role in the socio-economic development cause of every nation. In recent years, despite certain achievements it has gained, Vietnams government bond market has still remained many limitations. Upon researchingthe situation of market development in the 2010 – 2015 period from primary data, the article points out some limitations of the market in terms of product ranges, transaction modes, investors and identifies the main reasons for its development limitations such as market information system, infrastructure, legal environment, etc. On this basis, the author suggests orientations and solutions to help it develop safely and effectively in the coming time.

 

2. Trần Nhuận Kiên và Ngô Thị Mỹ - Nghiên cứu tiềm năng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong khung khổ asean+6

Researching Export Potential of Vietnam’s Agricultural Products in the Framework of ASEAN + 6

 

Thương mại nội ngành ngày càng trở nên quan trọng trong thương mại quốc tế giữa các quốc gia. Trong đó, thương mại nội ngành hàng nông sản là hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu đồng thời của cùng nhóm hàng nông sản giữa hai quốc gia. Những năm qua, hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu nông sản của Việt Nam được phát triển mạnh mẽ song phần lớn tập trung vào các nước ASEAN+6. Trên thực tế, chỉ số thương mại nội ngành của Việt Nam với các nước ASEAN+6 đang có xu hướng tăng trong giai đoạn 2000-2014. Bằng mô hình trọng lực, bài viết đã chỉ ra các yếu tố như GDP bình quân đầu người của Việt Nam, độ mở nền kinh tế của Việt Nam và đối tác, tỷ giá hối đoái, khoảng cách địa lý, khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, việc hai nước có cùng chung đường biên giới và cùng là thành viên của ASEAN đều gây ra những tác động nhất định đến thương mại nội ngành hàng nông sản của Việt Nam với các nước ASEAN+6.

Intra-industry trade has become increasingly important in international trade between countries. Among this, intra-industry trade of agricultural products are the simultaneous import and export activities of the same agricultural products between two countries. In recent years, the imports and exports of Vietnams agricultural products have developed strongly, mostly to and from ASEAN + 6. In reality, the intra-industry trade index between Vietnam and ASEAN+6 has increased over the period of 2000 – 2014. Using gravity model, the author identifies that such factors as Vietnams average GDP per capita, openness of Vietnams economy and partners, exchange rate, geographical distance, gaps of economic growth levels, shared borders and ASEAN co-membership all have certain impacts on intra-industry trade of Vietnams agricultural products with countries in ASEAN+6.

 

3. Nguyễn Thị Minh Nhàn và Bùi Thị Ánh Tuyết - Chất lượng nhân lực y tế tỉnh Sơn La - Thực trạng và giải pháp

Quality of Medical Human Resources in Son La Province – Situation and Solutions

 

            Đội ngũ nhân lực y tế là nhân tố cốt lõi quyết định chất lượng hoạt động y tế. Thực tiễn hiện nay nhân lực ngành y tế tỉnh Sơn La bộc lộ nhiều bất cập, thiếu nhân lực trầm trọng cả về số lượng và chất lượng. Để ngành Y tế Sơn La hoàn thành tốt trách nhiệm thực hiện việc chăm sóc sức khỏe cho hơn 1 triệu dân trên địa bàn thì Sơn La cần phải có một hệ thống đủ mạnh với mạng lưới y tế rộng khắp, đội ngũ nhân lực y tế có chất lượng cao... Trước yêu cầu và đòi hỏi từ thực tiễn, việc nghiên cứu thực trạng chất lượng nhân lực y tế làm cơ sở cho những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng nhân lực y tế tỉnh Sơn La là vấn đề hết sức cấp bách - đây cũng chính là mục đích của bài viết này.

            Medical workers play an essential role to the quality of health care services. The situation of medical human resources in Son La province at present reveals many limitations and serious insufficience in both quantity and quality. For Son Las medical sector to effectively fulfill its tasks of taking medical care for over 1 million local people, there should be a strong system with widespread medical network and high-qualified human resources. To meet increasing demand from reality, it is necessary to evaluate the quality of medical human resources in Son La province, from which proposes appropriate solutions to raise this quality. These are the research objectives of this article.    

 

4. Hervé B. BOISMERY - Thị Trường Trái Phiếu Nội Tệ: Những xu thế gần đây tại Châu Á và Việt Nam

Local Currency Bond Markets: Recent Trends in Asia and Vietnam

 

This paper provides a descriptive analysis of financial systems in emerging Asia, assessing the dimensions of the current state of bond markets. In particular, local currency bond markets have expanded dramatically since governments took steps to end the currency and maturity mismatches that savaged borrowers in the regions financial crisis nearly twenty years ago. Encouraged by regional cooperation and programs such as the Asian Bond Markets Initiative, the value of local currency government and corporate bonds sales has grown decisively in the past decade, helping to fund much needed infrastructures development and protect business from global financial shocks. In this framework, Vietnam recently developed a local currency bond market, especially in the segment of government bonds, and has greatly reduced its reliance on foreign currency bonds. Nevertheless, further progress on creditor-friendly policies and institutions will likely be necessary before Vietnam is able to borrow long-term in its own currency.

Bài báo phân tích mô tả những hệ thống tài chính ở các quốc gia châu Á mới nổi và đánh giá các phương diện của thực trạng các thị trường trái phiếu. Cụ thể là, thị trường trái phiếu nội tệ đã mở rộng nhanh chóng nhờ các chính phủ đã từng bước giải quyết các điểm bất cập giữa đồng tiền và thời điểm đáo hạn gây khó khăn cho người đi vay trong cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực gần 20 năm trước. Nhờ sự hợp tác và các chương trình mang tính khu vực như Sáng kiến Thị trường Trái phiếu Châu Á, giá trị của đồng nội tệ cũng như doanh số bán trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp đã tăng trưởng đáng kể trong một thập kỷ qua, giúp huy động nguồn vốn cho việc phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết and bảo vệ doanh nghiệp trước những cú sốc tài chính toàn cầu. Trong khuôn khổ này, Việt Nam gần đây mới phát triển thị trường trái phiếu nội tệ, đặc biệt là trái phiếu chính phủ, cũng như đã giảm đáng kể sự lệ thuộc vào trái phiếu ngoại tệ. Tuy nhiên, cần phải có thêm những bước tiến trong việc xây dựng những chính sách và thể chế có lợi cho người cho vay trước khi Việt nam có thể huy động các khoản vay dài hạn bằng đồng nội tệ.

 

5. Đỗ Minh Thụy - Ý định mua rau an toàn của người tiêu dùng: Nghiên cứu thực nghiệm tại các quận nội thành của Thành phố Hải Phòng

Consumer Buying Intention of Safe Vegetables: Empirical Research in Hai Phong’s Inner Districts

 

Người tiêu dùng đã ý thức được các sản phẩm rau an toàn và tầm quan trọng của sản phẩm này đối với sức khỏe trong tình hình sản xuất rau không đảm bảo, nhất là dân cư ở các khu vực thành thị. Vì vậy, nghiên cứu về ý định mua rau an toàn là cần thiết có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn trong việc hỗ trợ đơn vị sản xuất rau an toàn nắm bắt được tâm lý và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Mục tiêu của nghiên cứu là nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua rau an toàn của người tiêu dùng nội thành Hải Phòng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra 6 yếu tố tác động đến ý định mua rau an toàn của người tiêu dùng Hải Phòng là: (1) Sự quan tâm đến sức khỏe, (2) Nhận thức về chất lượng, (3) Nhận thức về giá bán, (4) Chuẩn mực chủ quan, (5) Truyền thông đại chúng và (6) Nhóm tham khảo.

Consumers, especially those living in urban areas, have become better aware of safe vegetables and their importance to peoples health in the context where vegetables are not grown safely. Therefore, the research on buying intentions of safe vegetables has great significance in terms of both theory and reality as it helps safe vegetable production units to understand customer psychology, from which meet customer demand more effectively. The research aims to identify factors affecting intentions to buy safe vegetables of consumers in inner Hai Phong. Researching findings indicate 6 factors affecting customer buying intention: (1) concerns about health, (2) awareness of quality, (3) perception of prices, (4) subjective criteria, (5) mass communication and (6) reference groups.

 

6. Nguyễn Thị Kim Oanh - Nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn mua sản phẩm thời trang của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội

Research Impacting Factors to Hanoi Consumers’ Buying Decisions of Fashion Products

 

            Ngành kinh doanh hàng may mặc thời trang của Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. Cùng với đó là sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các công ty thời trang trong và ngoài nước. Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực hoạt động kinh doanh của mình đặc biệt là hoạt động marketing, mà nền tảng ở đây là doanh nghiệp phải hiểu được hành vi của khách hàng để từ đó đưa ra chiến lược marketing hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trường. Vì vậy, mục tiêu nghiên cứu của bài viết là xác định, đánh giá tác động của các yếu tố đến quyết định lựa chọn mua sản phẩm thời trang của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 9 yếu tố bao gồm: Thương hiệu và sự đa dạng của sản phẩm; Đặc điểm của sản phẩm; Mức giá và chương trình khuyến mãi; Vị trí cửa hàng thuận tiện; Sự thuận tiện của cửa hàng; Trưng bày sản phẩm của cửa hàng; Mức hiểu biết và trình độ tư vấn, phục vụ của nhân viên bán hàng; Các hoạt động cung cấp thông tin của cửa hàng; Dịch vụ và phương thức bán hàng của cửa hàng. Từ đó đề xuất một số giải pháp để các công ty kinh doanh sản phẩm thời trang hiểu rõ nhu cầu người tiêu dùng, đưa ra các chính sách, chiến lược kinh doanh phù hợp để tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm thời trang, giúp thị trường thời trang trong nước ngày càng phát triển.

            Vietnams apparel business has developed strongly in recent time. Together with this development comes fiercer competition among domestic and foreign fashion companies. Therefore, enterprises need to make further efforts in their business activities, especially in marketing, of which the key is to understand customer behavior so as to work out effective marketing strategies and raise their competitiveness in the market. In that sense, this article aims to identify and evaluate the impacts of factors affecting buying decisions of fashion products by Hanoi consumers. Research findings reveal that there are 9 factors, including: brand and product diversity; product features; prices and promotional programs; convenient store locations; convenience inside store; product display in store; awareness, consultancy and serving attitudes of shop assistants; information provision of stores; services and selling modes of stores. Some solutions have been made to help fashion companies understand customer needs and work out appropriate business strategies and policies to increase fashion product competitiveness so as to further develop the local fashion market.

 

7. Chu Việt Cường - Phát triển thương mại các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam: Bài học từ Trùng Khánh và Vân Nam, Trung Quốc

Develop Trade in Vietnam’s Northern Mountainous Provinces: Lessons from Chongqing and Yunnan, China

Miền núi là khu vực giàu tiềm năng, với lợi thế phát triển nông, lâm nghiệp, thủy điện, khoáng sản, du lịch và kinh tế cửa khẩu. Tuy nhiên, đây cũng là khu vực còn gặp rất nhiều khó khăn do kinh tế nghèo nàn, chậm phát triển, trình độ văn hóa xã hội thấp (chủ yếu là người dân tộc thiểu số)… Điều này đã đặt ra yêu cầu cần phải có những chính sách phù hợp để phát triển thương mại miền núi của Việt Nam. Dựa vào bài học từ 2 tỉnh Trùng Khánh và Vân Nam của Trung Quốc, bài viết sẽ rút ra một vài kinh nghiệm và giải pháp hữu ích cho phát triển thương mại các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam.

Mountainous areas are rich in resources and potential to develop agriculture, forestry, hydro-power, mineral, tourism and border gate economy. However, these areas are also facing many difficulties resulting from poor economic conditions, backward development, low socio-cultural levels (as most people are ethnic groups). This situation calls for appropriate policies to develop trade in Vietnams mountainous areas. Based on lessons from Chongqing and Yunnan from China, the author draws experiences and solutions to trade development in northern mountainous provinces of Vietnam.