Quay trở lại danh sách
Các số tạp chí

TẠP CHÍ SỐ 101

08/01/2018 05:59:07

1. Trần Thị Kim Oanh - Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia khu vực Đông Nam Á

Impacts of External Debts on Economic Growth of ASEAN Countries

 

Bài viết nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế. Dữ liệu thứ cấp giai đoạn 2006-2015 của 10 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á được thu thập từ các website của IMF. Tác giả sử dụng kỹ thuật xử lý dữ liệu bảng bao gồm hồi quy Pooled OLS, FEM, REM và phương pháp bình phương bé nhất tổng quát (FGLS). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tồn tại 4 biến cán cân ngân sách trên GDP, độ trễ của tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ tổng đầu tư trên GDP, tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP tác động tích cực đến tăng trưởng GDP và chỉ số thương mại có tác động tiêu cực đến GDP. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm giúp Chính phủ của các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á hạn chế tác động tiêu cực của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia mình trong từng thời kỳ.

The article studies the impacts of external debts on economic growth. Secondary data for the 2006 – 2015 period from 10 countries in ASEAN were collected from IMF websites. The author employs panel data processing techniques including Pooled OLS, FEM, REM and Feasible General least squares (FGLS). Research findings indicate that the 4 variables of budget balance in GDP, latency in GDP growth rate, proportion of gross investment in GDP, rate of external debts in GDP have positive impacts on GDP growth while trade index has negative impacts. Based on the research outcomes, the author makes some proposals to help ASEAN governments to reduce the negative impacts of external debts on their economic growth rates in each period.

2. Nguyễn Hoài Nam - Đầu tư phát triển du lịch biển tại Hải Phòng: thực trạng và giải pháp

Investment and Development of Sea Tourism in Hai Phong: Situation and Solutions

 

            Trong nền kinh tế cạnh tranh gay gắt hiện nay, các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức để tồn tại và phát triển. Hệ thống thông tin kế toán quản trị dường như là một biện pháp hữu hiệu để cung cấp các thông tin hữu ích cho các nhà quản trị bên trong doanh nghiệp, giúp họ đưa ra các quyết định đúng đắn và kịp thời trong chỉ đạo kinh doanh từ đó giúp doanh nghiệp không ngừng phát triển. Tuy nhiên, không phải hệ thống thông tin kế toán quản trị nào trong doanh nghiệp cũng phát huy được tác dụng. Chính vì vậy, để đánh giá được một hệ thống thông tin kế toán quản trị có chất lượng tốt hay không thì cần phải dựa trên các tiêu chuẩn. Bài nghiên cứu đề cập đến thực trạng các tiêu chuẩn đánh giá hệ thống thông tin kế toán quản trịhiện nay và bổ sung một số tiêu chuẩn đánh giá hệ thống thông tin kế toán quản trị trong doanh nghiệp nhằm góp phần nâng cao chất lượng của hệ thống phục vụ cho công tác quản trị.

Hai Phong is endowed with favorable conditions and necessary objective factors to develop sea tourism. However, in recent years, the city has failed to meet some of its targets on sea tourism such as the number of visitors remains modest, revenue and labor productivity of sea tourism are low, the city’s advantages and potential are not fully exploited. One of the main reasons for this situation is the limitations in investment capital; as a result, the facilities for sea tourism are poor, there are just a few luxury hotels, sea tourism products are monotonous, tourism services are inadequate and weak, there are not enough international-class entertainment and shopping centres. Tourims destinations and routes are just modestly invested, mostly based on the available tourism resources; consequently, Hai Phong’s sea tourism has declined in recent years. In this article, the author discusses the situation of investment in Hai Phong’s sea tourism, presents his views then suggests solutions to developing the city’s sea tourism in the time to come.

3. Nguyễn Thị Thu Hương - Tiêu chuẩn đánh giá hệ thống thông tin kế toán quản trị trong doanh nghiệp

Criteria to Evaluate Management Accounting Information System in Enterprises

 

Hải Phòng là Thành phố có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển, nơi hội tụ đủ những yếu tố khách quan cần thiết để có thể phát triển mạnh về du lịch biển. Tuy nhiên, những năm vừa qua, một số mục tiêu về du lịch biển chưa đạt được, số lượt du khách còn khiêm tốn, doanh thu du lịch biển và năng suất lao động du lịch biển còn thấp... chưa khai thác được hết những lợi thế và tiềm năng thế mạnh. Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên, đó là sự hạn chế về vốn đầu tư khiến cho cơ sở vật chất du lịch biển còn nghèo nàn, hệ thống những khách sạn cao cấp quá ít, sản phẩm du lịch biển còn đơn điệu, dịch vụ du lịch còn thiếu và yếu, thiếu các khu vui chơi giải trí và trung tâm mua sắm đạt đẳng cấp quốc tế. Các tuyến, điểm du lịch mới chỉ dừng lại ở chỗ chỉ được đầu tư ở tầm quy mô nhỏ trên cơ sở khai thác những tài nguyên du lịch sẵn có. Du lịch biển của Hải Phòng đang có xu hướng bị tụt hậu. Trong phạm vi bài viết đề cập tới những nội dung về thực trạng đầu tư phát triển du lịch biển hiện nay, quan điểm và những giải pháp về đầu tư phát triển du lịch biển tại Hải Phòng trong thời gian tới.

In a severely competitive market as today, enterprises have to face many challenges for survival and development. The management accounting information system seems an effective source of information to business managers so that they can make prompt and sound decisions in business towards faster growth. However, not all management accounting information systems are helpful to businesses. Therefore, the evaluation of whether an accounting information system is good or not should be based on criteria. This article analyses the criteria for evaluating management accounting information systems at present and suggests supplementing some additional criteria to help enhance the quality of the system in serve for management work.

4. Đào Duy Kiên và Cao Tuấn Khanh - Năng lực cạnh tranh marketing của các siêu thị điện máy trên thị trường Hà Nội

Marketing Competitiveness of Hanoi-based Electronics Supermarkets

 

Năng lực cạnh tranh là một trong những yếu tố quan trọng quyết định dến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh. Với các siêu thị mà đặc biệt là các siêu thị bán lẻ điện máy thì điều này càng có ý nghĩa hơn nhất là trong điều kiện chúng ta đang hội nhập và mở cửa như hiện nay. Trong phạm vi bài báo này tác giả đã sử dụng một số công cụ để phân tích đánh giá nhằm phần náo đó thấy được thực trạng năng lực cạnh tranh của các siêu thị bán lẻ điện máy tại thị trường Hà Nội hiện nay

Supermarkets - a type of modern shops which either sell general goods or specializes in some kinds; have a wide variety of products with high quality guarantee; meet criteria on business areas, technical equipment, management and business organization; have good and convenient serving modes to satisfy customer shopping demand - have become a common trend in Vietnam’s retail sector in recent time. Especially with the trend of modern technology development, electronics supermarkets have become a fast-growing retail business in big cities. The combination between specialized retailing and self-services of supermarkets has brought electronics supermarkets many marketing competitive advantages. However in recent time, electronics supermarkets have revealed some limitations in their competitiveness in general and marketing competitiveness in particular such as they have not yet positioned the supply value of market offering, the efficiency of integrating mix retailing and marketing tools remains low, core marketing competencies have not been established and raised, the identities of supermarket-like distribution services are inadequate in terms of customers-based value and quality.

 

5. Nguyễn Ngọc Hải - Phát triển Dịch vụ thẻ tại Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đại Dương – OCEANBANK

Developing Card Services in OCEANBANK

 

Hội nhập quốc tế đã mang lại cơ hội và thách thức lớn cho nền kinh tế cũng như ngành tài chính ngân hàng Việt Nam. Đối với các ngân hàng hiện nay, ngoài việc cung cấp các dịch vụ truyền thống như: Nhận tiền gửi, thanh toán, chiết khấu thương phiếu và cho vay thương mại... còn vô số các dịch vụ ngân hàng hiện đại khác như cho vay tiêu dùng, tài trợ dự án, thẻ tín dụng, kinh doanh ngoại tệ... So với một số Ngân hàng thương mại (NHTM) khác thì NHTM Trách Nhiệm Hữu Hạn một thành viên (NHTM TNHH MTV) Đại Dương triển khai dịch vụ thẻ tương đối trễ hơn. Sau khi chiếc thẻ ghi nợ nội địa đầu tiên trên thị trường Việt Nam được NH Vietcombank ra mắt, phải đến 5 năm sau (năm 2007) thì OceanBank mới chính thức tung ra chiếc thẻ ghi nợ nội địa của riêng mình. Mặc dù triển khai muộn hơn so với các ngân hàng khác nhưng OceanBank cũng đã có những bước phát triển đáng kể về số lượng cũng như chất lượng dịch vụ thẻ. Tuy nhiên, để phát triển tương xứng với tiềm lực của OceanBank cũng như tiềm năng thị trường thẻ NH Việt Nam thì OceanBank cần có những biện pháp hữu hiệu hơn nữa. Trong bài viết này, Tác giả sẽ trình bày thực trạng tình hình phát triển dịch vụ thẻ của NHTM TNHH MTV Đại Dương hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ thẻ của OceanBank trong thời gian tới.

International integration has brought about both opportunities and challenges to the economy in general, finance and banking sector in particular. Commercial banks at present provide not only traditional services such as deposits, payment, commercial paper discounting, corporate loans, etc. but also modern banking utilities such as consumer loans, project sponsor, credit cards, foreign currency transactions, etc. In comparison with other commercial banks, Oceanbank started to offer card services later. 5 years after the first domestic debit card was launched by Vietcombank, Oceanbank officially offered its cards to the market in 2007. But despite this lateness, the bank has made considerable progress in terms of the number of issued cards and quality of the card services. However, to further develop to match its potential as well as the market capacity, Oceanbank needs to come up with more effective solutions. In this article, the author presents the situation of card service development of Oceanbank at present, on that basis proposes solutions to developing these services in the coming time.

6. Ngô Thanh Hà - Giải pháp đào tạo tại các trường đại học nhằm thúc đẩy ý định khởi nghiệp của sinh viên

Solutions to Training at Universities to Motivate Students Startup Intentions

 

Bài viết phân tích các giải pháp đào tạo tại các trường đại học nhằm thúc đẩy ý định khởi nghiệp của sinh viên. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, hiện nay, sinh viên có nhu cầu cao được đào tạo các kiến thức khởi nghiệp như kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý thời gian, tài chính, kỹ năng lập kế hoạch... Một số hoạt động đào tạo khác như hội thảo hướng nghiệp và lập nghiệp cho sinh viên, câu lạc bộ khởi nghiệp, có sự hỗ trợ, tư vấn và đào tạo trước, trong và sau khởi nghiệp cho sinh viên cũng được đánh giá là cấp thiết và hữu ích. Căn cứ vào yêu cầu thực tế và thực trạng đào tạo tại các trường đại học, bài viết đề xuất một số giải pháp đào tạo nhằm nâng cao tính hiệu quả đào tạo hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên hiện nay.

The article analyses solutions to training at universities to motivate students’ intentions to start up. Research findings indicate that students nowadays have high demand for being trained startup-related knowledge such as soft skills, time management, finance management, planning skills, etc. Other training activities such as seminars on profession orientations and start up, start-up clubs, counseling services and training courses before, during and after the start-up are also regarded as urgent and necessary. Based on the demand and training situation at universities, the author proposes some solutions to training to help increase the efficiency of training in support for students’ start-up intentions.

7. Tạ Văn Hưng - Giải pháp hoàn thiện khung khổ pháp lý cho việc áp dụng mô hình hợp tác công tư PPP

Solutions to Perfecting Legal Framework for PPP Application

 

Cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Sự phát triển của hạ tầng giúp nâng cao mức sống cho xã hội thông qua việc mang lại những sản phẩm dịch vụ công cộng tốt hơn, đồng thời cơ sở hạ tầng cũng hỗ trợ cho sự tăng trưởng kinh tế và củng cố vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Việt Nam cũng chú trọng rất nhiều đến việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, bằng chứng là ngân sách dành cho lĩnh vực này chiếm từ 8-9% GDP hàng năm.

Mô hình hợp tác công tư (mô hình đối tác nhà nước tư nhân - PPP) là mô hình hợp tác giữa khu vực nhà nước và tư nhân trong việc cung cấp và phát triển các dịch vụ công cộng (trong đó có cơ sở hạ tầng), góp phần giải quyết những vấn đề thiếu hụt vốn cũng như nâng cao hiệu quả của các dự án phát triển cơ sở hạ tầng. Xuất hiện từ những năm 80 của thế kỷ XX, mô hình này ngày càng được áp dụng rộng rãi và đã thu được những thành quả to lớn tại hơn 50 quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, mô hình PPP đã được bắt đầu nghiên cứu và đưa vào áp dụng từ năm 1994, tuy nhiên kết quả đạt được còn nhiều hạn chế. Bài báo này muốn đóng góp một số giải pháp nhằm hoàn thiện khung khổ pháp lý để việc áp dụng mô hình này hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Infrastructure plays an important role in the socio-economic development. The development of infrastructure can raise the society’s living standard as it brings about better public services and also contributes to the country’s economic growth and better competitiveness in the world arena. In its process of industrialization and modernization, Vietnam has attended to building and developing the infrastructure, as can be seen in the proportion of 8 – 9% of its GDP being spent on this sector.

The public-private partnership (or PPP) model represents the cooperation between the state and private sector in providing and developing public services (including infrastructure), which contributes to solving the problems of limited capital as well as raising the efficiency of infrastructure projects. First introduced in the 1980s of the 20th century, this model has been widely used and yielded considerable achievements in over 50 countries throughout the world. In Vietnam, PPP model was first applied in 1994 but its achievements still remain modest. This article aims to suggest some solutions to perfecting the legal framework to help apply this model more effectively in the coming time.