Tin tức
Hoạt động khoa học
Hội thảo “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực tại chỗ thông qua việc thực hiện các mô hình học tập”
Sáng ngày 24/05/2022 tại hội trường H3 Trường Đại học Thương mại cùng với 63 điểm cầu trên cả nước, Hội Khuyến học Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức thành công hội thảo “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhận lực tại chỗ thông qua việc thực hiện các mô hình học tập”.
Hội thảo được vinh dự tiếp đón Đ/c Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Đ/c Vũ Đức Đam - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ Tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; Đ/c Nguyễn Hữu Độ - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Đ/c Phùng Xuân Nhạ - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; GS,TS. Nguyễn Thị Doan - Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cùng các Lãnh đạo Bộ, Ban, Ngành Trung ương và địa phương, các nhà khoa học và đại biểu khách quý tại các điểm cầu trên cả nước.
Về phía Trường Đại học Thương mại có sự hiện diện của PGS,TS. Bùi Hữu Đức - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường; PGS,TS. Nguyễn Hoàng - Hiệu trưởng; PGS,TS. Nguyễn Thị Bích Loan - Phó Hiệu trưởng; PGS,TS. Nguyễn Hoàng Việt - Phó Hiệu trưởng, GS.TS Đinh Văn Sơn - Tổng biên tập Tạp chí Khoa học thương mại; GS,TS. Phạm Vũ Luận - Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, nguyên Hiệu trưởng cùng đại diện các Khoa và phòng ban đơn vị trực thuộc Trường.
Phát biểu tại Hội thảo, PGS,TS. Nguyễn Hoàng - Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại đã gửi lời trân trọng cảm ơn Hội Khuyến học Việt Nam đã tin tưởng lựa chọn Trường Đại học Thương mại làm địa điểm tổ chức hội thảo. Trường coi đây là trách nhiệm cũng như niềm vinh dự tự hào khi được đón tiếp các đồng chí Lãnh đạo và các Quý vị đại biểu đến thăm quan Trường. Trải qua 60 năm hoạt động và phát triển, Trường ĐH Thương mại đã đạt được nhiều thành tích nổi bật, chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao, đạt chuẩn quốc gia và vươn lên tầm khu vực. Trong bối cảnh hiện nay, Hội thảo “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực tại chỗ thông qua việc thực hiện các mô hình học tập” có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết, là diễn đàn để các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục nhận diện những mô hình học tập tiêu biểu và hiệu quả, những khó khăn thách thức, những cách làm hay trong quá trình thực hiện. Từ đó thúc đẩy nhân rộng xây dựng các mô hình học tập tiến tới xây dựng xã hội học tập ở nước ta.
Hội thảo có 36 báo cáo tham luận với sự tham gia đến từ các Bộ, Ban, Ngành, Sở, Liên Đoàn, Hội Khuyến học, Viện, Trường Đại học…trong cả nước. Phát biểu tại hội thảo, GS,TS. Nguyễn Thị Doan nhấn mạnh: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao được Đảng ta xác định là một trong ba đột phá chiến lược để thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay. Nhìn lại suốt chiều dài lịch sử đất nước, con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm, là chìa khóa của sự phát triển, là động lực, mục tiêu, và là chủ thể của quá trình phát triển”. Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào nhưng nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước. Chúng ta đang sống trong cuộc Cách Mạng 4.0 về sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo. Sự phát triển của kỷ nguyên số tác động toàn diện đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế - xã hội, đến từng gia đình, từng con người đặc biệt là đến thị trường lao động nên nếu không nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực tại chỗ thông qua đổi mới nhận thức của các cấp và người lao động, đổi mới giáo dục – đào tạo thì chúng ta sẽ tự đào thải mình.
Để khắc phục tình trạng chất lượng nguồn nhân lực nêu trên, với mong muốn đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đã nhiều lần phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức và đã xây dựng xong bộ tiêu chí đánh giá sự học của công dân nhằm nâng cao năng lực làm việc của người lao động.
Các báo cáo tham luận tại Hội thảo đã phân tích làm rõ thực trạng chất lượng nguồn nhân lực và đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực tại chỗ thông qua thực hiện 2 mô hình: “Công dân học tập” và “Đơn vị học tập” cũng như những kiến nghị đến các cấp đến Lãnh đạo nhà nước, Hội khuyến học Việt Nam và Các Bộ Ban Ngành liên quan từ các điểm cầu trong cả nước.
Phát biểu chỉ đạo Hội thảo, Bí thư TW Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo TW Nguyễn Trọng Nghĩa khẳng định: “Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng và cơ bản nhất trong thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Kinh nghiệm các quốc gia cho thấy chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc vào việc đầu tư, phát triển ngành giáo dục hiện đại, thể hiện trong chiến lược phát triển một xã hội học tập. Về bản chất đó là một nền giáo dục mở tạo ra sự bình đẳng, ai cũng có thể học hành cũng như tạo cơ hội để phát triển toàn diện về phẩm chất, năng lực cá nhân, đáp ứng yêu cầu của xã hội và hội nhập quốc tế”.
Phát biểu chỉ đạo Hội thảo, Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam nhắc nhở các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo phải nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “phải học”, công dân phải trang bị kiến thức cho mình, không chỉ để mưu sinh kiếm sống mà là học để thay đổi thế giới. Các Ban thi đua khen thưởng phải xây dựng các phong trào học tập, tôn vinh những người có kiến thức, người giỏi, những tấm gương sáng; khuyến khích công dân “thích học”; phối hợp với chính quyền để có cơ chế chính sách cụ thể tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục đào tạo phát huy tốt nhất những gì có thể, không phân biệt các cơ sở giáo dục; tạo điều kiện cho người lao động, CBCNV được học tiếp; đẩy mạnh công nghệ thông tin đáp ứng đề án công dân toàn cầu, chính phủ số, xã hội số, công dân số; quan tâm hỗ trợ các đối tượng dễ bị tổn thương, người khuyết tật, khó khăn, đồng bào dân tộc vùng sâu vùng xa. Trong tương lai cần xây dựng phong trào học tập toàn dân không chỉ xóa mù chữ mà là xóa mù tri thức và công nghệ, tạo động lực lan tỏa tinh thần học tập ra toàn xã hội để bắt kịp cuộc Cách mạng công nghệ 4.0.
Bế mạc hội thảo, GS,TS. Nguyễn Thị Doan - Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam tổng kết và đánh giá cao những ý kiến đóng góp tham luận và những giải pháp của các đại biểu từ tất cả các điểm cầu chia sẻ và khẳng định sự cần thiết phải nâng cao chất lượng học tập thông qua sự vận dụng 2 mô hình “Công dân học tập” và “Đơn vị học tập”, đồng thời gửi lời cảm ơn đến sự chỉ đạo sâu sát kịp thời của Lãnh đạo Đảng và Chính phủ đến Hội Khuyến Học Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo, với tin tưởng rằng việc xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam sẽ đạt tới đỉnh cao và chúng ta có thể hòa vào mạng lưới học tập của UNESCO.
Một số hình ảnh từ hội thảo:
Sau khi kết thúc Hội thảo, các đại biểu đã tham quan Thư viện Trường Đại học Thương mại. Một số hình ảnh từ chuyến tham quan:
Về phía Trường Đại học Thương mại có sự hiện diện của PGS,TS. Bùi Hữu Đức - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường; PGS,TS. Nguyễn Hoàng - Hiệu trưởng; PGS,TS. Nguyễn Thị Bích Loan - Phó Hiệu trưởng; PGS,TS. Nguyễn Hoàng Việt - Phó Hiệu trưởng, GS.TS Đinh Văn Sơn - Tổng biên tập Tạp chí Khoa học thương mại; GS,TS. Phạm Vũ Luận - Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, nguyên Hiệu trưởng cùng đại diện các Khoa và phòng ban đơn vị trực thuộc Trường.
Phát biểu tại Hội thảo, PGS,TS. Nguyễn Hoàng - Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại đã gửi lời trân trọng cảm ơn Hội Khuyến học Việt Nam đã tin tưởng lựa chọn Trường Đại học Thương mại làm địa điểm tổ chức hội thảo. Trường coi đây là trách nhiệm cũng như niềm vinh dự tự hào khi được đón tiếp các đồng chí Lãnh đạo và các Quý vị đại biểu đến thăm quan Trường. Trải qua 60 năm hoạt động và phát triển, Trường ĐH Thương mại đã đạt được nhiều thành tích nổi bật, chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao, đạt chuẩn quốc gia và vươn lên tầm khu vực. Trong bối cảnh hiện nay, Hội thảo “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực tại chỗ thông qua việc thực hiện các mô hình học tập” có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết, là diễn đàn để các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục nhận diện những mô hình học tập tiêu biểu và hiệu quả, những khó khăn thách thức, những cách làm hay trong quá trình thực hiện. Từ đó thúc đẩy nhân rộng xây dựng các mô hình học tập tiến tới xây dựng xã hội học tập ở nước ta.
Hội thảo có 36 báo cáo tham luận với sự tham gia đến từ các Bộ, Ban, Ngành, Sở, Liên Đoàn, Hội Khuyến học, Viện, Trường Đại học…trong cả nước. Phát biểu tại hội thảo, GS,TS. Nguyễn Thị Doan nhấn mạnh: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao được Đảng ta xác định là một trong ba đột phá chiến lược để thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay. Nhìn lại suốt chiều dài lịch sử đất nước, con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm, là chìa khóa của sự phát triển, là động lực, mục tiêu, và là chủ thể của quá trình phát triển”. Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào nhưng nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước. Chúng ta đang sống trong cuộc Cách Mạng 4.0 về sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo. Sự phát triển của kỷ nguyên số tác động toàn diện đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế - xã hội, đến từng gia đình, từng con người đặc biệt là đến thị trường lao động nên nếu không nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực tại chỗ thông qua đổi mới nhận thức của các cấp và người lao động, đổi mới giáo dục – đào tạo thì chúng ta sẽ tự đào thải mình.
Để khắc phục tình trạng chất lượng nguồn nhân lực nêu trên, với mong muốn đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đã nhiều lần phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức và đã xây dựng xong bộ tiêu chí đánh giá sự học của công dân nhằm nâng cao năng lực làm việc của người lao động.
Các báo cáo tham luận tại Hội thảo đã phân tích làm rõ thực trạng chất lượng nguồn nhân lực và đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực tại chỗ thông qua thực hiện 2 mô hình: “Công dân học tập” và “Đơn vị học tập” cũng như những kiến nghị đến các cấp đến Lãnh đạo nhà nước, Hội khuyến học Việt Nam và Các Bộ Ban Ngành liên quan từ các điểm cầu trong cả nước.
Phát biểu chỉ đạo Hội thảo, Bí thư TW Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo TW Nguyễn Trọng Nghĩa khẳng định: “Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng và cơ bản nhất trong thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Kinh nghiệm các quốc gia cho thấy chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc vào việc đầu tư, phát triển ngành giáo dục hiện đại, thể hiện trong chiến lược phát triển một xã hội học tập. Về bản chất đó là một nền giáo dục mở tạo ra sự bình đẳng, ai cũng có thể học hành cũng như tạo cơ hội để phát triển toàn diện về phẩm chất, năng lực cá nhân, đáp ứng yêu cầu của xã hội và hội nhập quốc tế”.
Phát biểu chỉ đạo Hội thảo, Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam nhắc nhở các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo phải nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “phải học”, công dân phải trang bị kiến thức cho mình, không chỉ để mưu sinh kiếm sống mà là học để thay đổi thế giới. Các Ban thi đua khen thưởng phải xây dựng các phong trào học tập, tôn vinh những người có kiến thức, người giỏi, những tấm gương sáng; khuyến khích công dân “thích học”; phối hợp với chính quyền để có cơ chế chính sách cụ thể tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục đào tạo phát huy tốt nhất những gì có thể, không phân biệt các cơ sở giáo dục; tạo điều kiện cho người lao động, CBCNV được học tiếp; đẩy mạnh công nghệ thông tin đáp ứng đề án công dân toàn cầu, chính phủ số, xã hội số, công dân số; quan tâm hỗ trợ các đối tượng dễ bị tổn thương, người khuyết tật, khó khăn, đồng bào dân tộc vùng sâu vùng xa. Trong tương lai cần xây dựng phong trào học tập toàn dân không chỉ xóa mù chữ mà là xóa mù tri thức và công nghệ, tạo động lực lan tỏa tinh thần học tập ra toàn xã hội để bắt kịp cuộc Cách mạng công nghệ 4.0.
Bế mạc hội thảo, GS,TS. Nguyễn Thị Doan - Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam tổng kết và đánh giá cao những ý kiến đóng góp tham luận và những giải pháp của các đại biểu từ tất cả các điểm cầu chia sẻ và khẳng định sự cần thiết phải nâng cao chất lượng học tập thông qua sự vận dụng 2 mô hình “Công dân học tập” và “Đơn vị học tập”, đồng thời gửi lời cảm ơn đến sự chỉ đạo sâu sát kịp thời của Lãnh đạo Đảng và Chính phủ đến Hội Khuyến Học Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo, với tin tưởng rằng việc xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam sẽ đạt tới đỉnh cao và chúng ta có thể hòa vào mạng lưới học tập của UNESCO.
Một số hình ảnh từ hội thảo:
Sau khi kết thúc Hội thảo, các đại biểu đã tham quan Thư viện Trường Đại học Thương mại. Một số hình ảnh từ chuyến tham quan: