Tin tức
Hội thảo - Thông tin Khoa học
Hội thảo công bố Báo cáo thường niên Kinh tế và Thương mại Việt Nam 2019: “Bảo hộ thương mại và tác động đến xuất khẩu hàng hóa Việt Nam”
8h00 ngày 12/7/2019, tại phòng Hội thảo tầng 6 nhà F, Trường Đại học Thương mại tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo thường niên Kinh tế và Thương mại Việt Nam 2019: “Bảo hộ thương mại và tác động đến xuất khẩu hàng hóa Việt Nam”.
Tham dự hội thảo, về phía Trường Đại học Thương mại có PGS.TS Đỗ Minh Thành – Bí thư Đảng ủy – Phó Hiệu trưởng Nhà trường; GS.TS Đinh Văn Sơn – Phó Bí thư Đảng ủy – Hiệu trưởng Nhà trường và các đồng chí trong Ban Giám hiệu; PGS.TS Bùi Hữu Đức - Ủy viên Thường vụ Đảng bộ - Chủ tịch Hội đồng Trường; GS.TS Phạm Vũ Luận – Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo – Nguyên Hiệu trưởng; GS.TS Nguyễn Bách Khoa – Tổng biên tập Tạp chí Khoa học thương mại – Nguyên Hiệu trưởng; Trưởng (Phó) các khoa, phòng, Bộ môn trực thuộc Trường; các đồng chí Phó Giáo sư của Trường.
Về phía khách mời có TS Lương Minh Huân – Phó Viện trưởng Viện Phát triển doanh nghiệp VCCI; đại diện Trung tâm WTO – VCCI; PGS.TS Đinh Văn Thành – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách công thương; đại diện cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công thương; đại diện Vụ Thị trường trong nước; đại diện Vụ Tài chính ngân sách – Văn phòng Quốc hội; PGS.TS Lê Xuân Bá – Nguyên Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương; TS Nguyễn Quang Hồng – Học viện Chính trị khu vực I; đại diện Phòng Quản lý khoa học – Học viện Hành chính Quốc gia; TS Trần Quang Tuyến – Phó Khoa KTCT – Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội; PGS.TS Đỗ Thị Kim Hảo – Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng; PGS.TS Lê Thị Thu Thủy – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương; PGS.TS Đào Thị Thu Giang – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương; đại diện Phòng Quản lý khoa học Trường Đại học Ngoại Thương cùng các đơn vị truyền thông.
Báo cáo kinh tế thường niên kinh tế và thương mại Việt Nam 2019 tập trung vào chủ đề Bảo hộ thương mại và tác động đến xuất khẩu hàng hóa Việt Nam dựa trên cơ sở dữ liệu toàn diện, có chọn lọc của năm 2018 và xu hướng phát triển, bối cảnh trong và ngoài nước tác động đến thực trạng kinh tế và thương mại Việt Nam, cung cấp bức tranh toàn cảnh và những nhận diện về sự phát triển một cách chân thực và chính xác nhất thực trạng kinh tế và thương mại Việt Nam, tạo cơ sở cho việc xem xét triển vọng của những năm tiếp theo.
Phát biểu khai mạc tại buổi hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thị Bích Loan – Phó Hiệu trưởng Nhà trường nhận định báo cáo thường niên kinh tế và thương mại Việt Nam 2019 là kết quả nghiên cứu miệt mài của nhóm tác giả tâm huyết với sự hỗ trợ của hội đồng tư vấn, phản biện gồm các nhà kinh tế giàu kinh nghiệm, đồng thời bày tỏ niềm trân trọng với các nhà khoa học, đối tác đã đồng hành cùng công trình nghiên cứu.
Tiếp sau phần khai mạc, PGS.TS Hà Văn Sự - Trưởng Khoa Kinh tế - Luật đã thay mặt nhóm tác giả trình bày nội dung chính của Báo cáo thường niên kinh tế và thương mại Việt Nam năm 2019 với chủ đề Bảo hộ thương mại và tác động đến xuất khẩu hàng hóa Việt Nam. Theo đó, PGS.TS Hà Văn Sự đã nêu lên vấn đề bảo hộ thương mại và tác động đến xuất khẩu hàng hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập thương mại, triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2019 và trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chưa có hồi kết.
Báo cáo thường niên kinh tế và thương mại Việt Nam 2019 bao gồm 6 chương.
Chương 1, “Khái quát bối cảnh kinh tế thế giới 2018” tóm lược xu hướng kinh tế nổi bật trong năm 2018, nêu lên các chỉ số tăng trưởng thương mại hàng hóa toàn cầu, thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu và các thay đổi chính sách kinh tế của Mỹ.
Chương 2, “Tổng quan kinh tế vĩ mô Việt Nam” nêu lên các vấn đề tăng trưởng kinh tế; chỉ số giá tiêu dùng, các cân đối vĩ mô, thị trường lao động Việt Nam giai đoạn 2018-2019, vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế và các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ.
Chương 3, “Bối cảnh phát triển thương mại Việt Nam 2018” khái quát thương mại thế giới và những đặc điểm nổi bật của thương mại thế giới năm 2018, hội nhập thương mại và các đối tác thương mại lớn của Việt Nam và những điều kiện trong nước tác động đến thương mại Việt Nam trong năm 2018.
Chương 4, “Thực trạng phát triển thương mại nội địa 2018” khái quát chung về thị trường và thương mại nội địa 2018, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, nêu lên thực trạng phát triển một số loại hình hạ tầng thương mại chủ yếu, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và đăng ký nhượng quyền thương mại, chính sách quản lý của Nhà nước về thương mại.
Chương 5, “Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 2018” nêu lên tổng quan về xuất nhập khẩu của Việt Nam 2018, vấn đề xuất khẩu hàng hóa, nhập khẩu hàng hóa, các cơ chế, chính sách quản lý xuất nhập khẩu.
Chương 6, “Bảo hộ thương mại và tác động đến xuất khẩu của Việt Nam” nêu quan điểm về bảo hộ thương mại, bảo hộ thương mại tại một số thị trường trên thế giới trong năm 2018, tác động của bảo hộ thương mại đến xuất khẩu của Việt Nam.
Chương 7, “Xu hướng triển vọng kinh tế - thương mại và hàm ý chính sách cho Việt Nam 2019” khái quát triển vọng kinh tế toàn cầu 2019, xu hướng bảo hộ thương mại và cơ hội – thách thức cho Việt Nam, triển vọng kinh tế vĩ mô Việt Nam 2019, một số dự báo và triển vọng thương mại Việt Nam 2019, một số hàm ý chính sách Việt Nam 2019.
Trong phần thảo luận, trao đổi được điều hành bởi GS.TS Đinh Văn Sơn – Hiệu trưởng Nhà trường; PGS.TS Doãn Kế Bôn – Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế; PGS.TS Hà Văn Sự - Trưởng Khoa Kinh tế - Luật và PGS.TS Phan Thế Công – Trưởng Bộ môn Kinh tế học, các chuyên gia: PGS.TS Lê Xuân Bá – Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương; PGS.TS Đinh Văn Thành – Viện Chiến lược chính sách công thương và TS Lương Minh Huân – Viện Phát triển doanh nghiệp – VCCI đã đánh giá cao nghiên cứu của nhóm tác giả, cho đây là sự đầu tư tâm huyết, khách quan để có được công trình nghiên cứu khoa học giá trị. Tuy nhiên các chuyên gia cũng gợi ý nhóm tác giả cần làm rõ thêm một số vấn đề như cách lấy dữ liệu báo cáo, các nội dung, giá trị…
Tổng kết hội thảo, PGS.TS Nguyễn Hoàng Việt – Trưởng Phòng Quản lý khoa học đã tổng kết các góp ý có ý nghĩa của hội thảo cho nhóm tác giả, cảm ơn sự tham dự và đóng góp ý kiến quý báu của các chuyên gia, các nhà quản lý, nhà khoa học để hoàn thiện hơn Báo cáo thường niên kinh tế và thương mại Việt Nam 2019.
Báo cáo kinh tế thường niên kinh tế và thương mại Việt Nam 2019 tập trung vào chủ đề Bảo hộ thương mại và tác động đến xuất khẩu hàng hóa Việt Nam dựa trên cơ sở dữ liệu toàn diện, có chọn lọc của năm 2018 và xu hướng phát triển, bối cảnh trong và ngoài nước tác động đến thực trạng kinh tế và thương mại Việt Nam, cung cấp bức tranh toàn cảnh và những nhận diện về sự phát triển một cách chân thực và chính xác nhất thực trạng kinh tế và thương mại Việt Nam, tạo cơ sở cho việc xem xét triển vọng của những năm tiếp theo.
Chương 1, “Khái quát bối cảnh kinh tế thế giới 2018” tóm lược xu hướng kinh tế nổi bật trong năm 2018, nêu lên các chỉ số tăng trưởng thương mại hàng hóa toàn cầu, thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu và các thay đổi chính sách kinh tế của Mỹ.
Chương 2, “Tổng quan kinh tế vĩ mô Việt Nam” nêu lên các vấn đề tăng trưởng kinh tế; chỉ số giá tiêu dùng, các cân đối vĩ mô, thị trường lao động Việt Nam giai đoạn 2018-2019, vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế và các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ.
Chương 3, “Bối cảnh phát triển thương mại Việt Nam 2018” khái quát thương mại thế giới và những đặc điểm nổi bật của thương mại thế giới năm 2018, hội nhập thương mại và các đối tác thương mại lớn của Việt Nam và những điều kiện trong nước tác động đến thương mại Việt Nam trong năm 2018.
Chương 4, “Thực trạng phát triển thương mại nội địa 2018” khái quát chung về thị trường và thương mại nội địa 2018, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, nêu lên thực trạng phát triển một số loại hình hạ tầng thương mại chủ yếu, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và đăng ký nhượng quyền thương mại, chính sách quản lý của Nhà nước về thương mại.
Chương 5, “Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 2018” nêu lên tổng quan về xuất nhập khẩu của Việt Nam 2018, vấn đề xuất khẩu hàng hóa, nhập khẩu hàng hóa, các cơ chế, chính sách quản lý xuất nhập khẩu.
Chương 6, “Bảo hộ thương mại và tác động đến xuất khẩu của Việt Nam” nêu quan điểm về bảo hộ thương mại, bảo hộ thương mại tại một số thị trường trên thế giới trong năm 2018, tác động của bảo hộ thương mại đến xuất khẩu của Việt Nam.
Chương 7, “Xu hướng triển vọng kinh tế - thương mại và hàm ý chính sách cho Việt Nam 2019” khái quát triển vọng kinh tế toàn cầu 2019, xu hướng bảo hộ thương mại và cơ hội – thách thức cho Việt Nam, triển vọng kinh tế vĩ mô Việt Nam 2019, một số dự báo và triển vọng thương mại Việt Nam 2019, một số hàm ý chính sách Việt Nam 2019.
Trong phần thảo luận, trao đổi được điều hành bởi GS.TS Đinh Văn Sơn – Hiệu trưởng Nhà trường; PGS.TS Doãn Kế Bôn – Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế; PGS.TS Hà Văn Sự - Trưởng Khoa Kinh tế - Luật và PGS.TS Phan Thế Công – Trưởng Bộ môn Kinh tế học, các chuyên gia: PGS.TS Lê Xuân Bá – Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương; PGS.TS Đinh Văn Thành – Viện Chiến lược chính sách công thương và TS Lương Minh Huân – Viện Phát triển doanh nghiệp – VCCI đã đánh giá cao nghiên cứu của nhóm tác giả, cho đây là sự đầu tư tâm huyết, khách quan để có được công trình nghiên cứu khoa học giá trị. Tuy nhiên các chuyên gia cũng gợi ý nhóm tác giả cần làm rõ thêm một số vấn đề như cách lấy dữ liệu báo cáo, các nội dung, giá trị…