Tin tức
Đại học Chính quy
GIỚI THIỆU CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU - KHOA MARKETING, TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Chuyên ngành Quản trị thương hiệu là một trong ba chuyên ngành của Khoa Marketing, Trường Đại học Thương mại. Với kỳ vọng sẽ cung cấp cho thị trường lao động những nhân viên, những nhà lãnh đạo tiềm năng cho doanh nghiệp, chương trình đào tạo của chuyên ngành Quản trị thương hiệu được thiết kế để sinh viên có thể:
- Nắm được các kiến thức cơ bản của khối giáo dục đại cương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với ngành Quản trị kinh doanh; nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội; có đủ kiến thức về lý luận chính trị, kinh tế, xã hội và kiến thức chuyên ngành quản trị thương hiệu ở trình độ đại học.
- Đạt chuẩn nền kiến thức giáo dục đại cương theo chuẩn chương trình đào tạo quốc gia khối ngành Kinh tế, quản lý và kinh doanh và ngành Marketing, tập trung nâng cao kiến thức ngoại ngữ theo chuẩn của trường, kiến thức tin học căn bản, kiến thức cơ bản về phương pháp nghiên cứu khoa học.
- Có kiến thức bao quát về kinh tế, quản lý và kinh doanh bao gồm: Kinh tế học vi mô, Kinh tế học vĩ mô, Các kiến thức về kinh tế xã hội; Các kiến thức về môi trường và thị trường cạnh tranh của quốc gia và quốc tế; Các kiến thức về, môi trường và thị trường cạnh tranh của doanh nghiệp; Luật kinh tế; …
- Đảm bảo kiến thức căn bản, cập nhật và phát triển quản trị kinh doanh và ngành marketing gồm: các Nguyên lý kinh doanh hiện đại, Nguyên lý quản trị, Nguyên lý marketing, Quản trị chiến lược doanh nghiệp; Quản trị marketing; Quản trị chất lượng; Quản trị thương hiệu, Quản trị logistics kinh doanh; Chuỗi cung ứng; …
- Nắm vững kiến thức chuyên sâu về thực tiễn về ngành marketing và chuyên ngành Quản trị thương hiệu bao gồm: Hành vi khách hàng; Nghiên cứu marketing; Quản trị thương hiệu; Chiến lược thương hiệu; Định giá và chuyển nhượng thương hiệu; Truyền thông marketing… Phân tích, hoạch định, tổ chức triển khai các kế hoạch và quyết định marketing sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến.... về sản phẩm và thương hiệu, và các tình huống và thực hành về xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu. …
- Có kiến thức bổ trợ và phát triển sang các ngành đào tạo khác của trường và các trường thuộc khối ngành Kinh tế - Quản lý - Kinh doanh.
Chuyên ngành quản trị thương hiệu được thành lập từ năm 2010 của Trường Đại học Thương mại, là chuyên ngành đáp ứng khá tốt nhu cầu của xã hội và người học trong những năm qua, được ghi nhận tích cực về tính khoa học trong nghiên cứu học thuật và tính thực tiễn trong áp dụng thực tế tại các doanh nghiệp. Trải qua gần 10 năm đào tạo hệ chính quy, tính đến nay, đội ngũ giảng viên của chuyên ngành đã mở rộng và phát triển với ba Phó giáo sư, ba Tiến sĩ, mười bốn Thạc sĩ đang công tác và sinh hoạt chuyên môn tại ba bộ môn: Quản trị thương hiệu, Quản trị chất lượng, và Logistics Kinh doanh. Hầu hết các giảng viên Thạc sĩ của các bộ môn thuộc chuyên ngành Quản trị thương hiệu đều đang học tập chương trình đào tạo Tiến sĩ và 100% các giảng viên đang giảng dạy cho các học phần thuộc chuyên ngành đều đã đạt chuẩn trình độ Tiếng Anh.
Mỗi học kỳ, theo kế hoạch công tác của Khoa và của Nhà trường, các bộ môn đều thực hiện hoạt động trao đổi chuyên môn hàng kỳ để các giảng viên trong bộ môn tiếp nhận các nội dung mới trong lĩnh vực học thuật. Số lượng và chất lượng các bài báo khoa học của các giảng viên tham gia giảng dạy chuyên ngành Quản trị thương hiệu đều được Nhà trường và các đơn vị đối tác ghi nhận trong nội dung học thuật. Bên cạnh đó, các bộ môn cũng tăng cường giao lưu và thúc đẩy việc hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức thông qua việc gửi sinh viên tham gia các dự án, chương trình hợp tác chung; giới thiệu và hướng dẫn sinh viên thực tập tốt nghiệp. Một số các chương trình hợp tác được thực hiện với Cục Sở hữu trí tuệ, Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, Viện Năng suất Việt Nam, Sở Công Thương Hà Nội, …
Sinh viên chuyên ngành Quản trị thương hiệu có nhiều cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp ở các quy mô khác nhau, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm và dịch vụ hướng tới khách hàng tiêu dùng. Sinh viên chuyên ngành có cơ hội để tìm hiểu và rèn luyện kỹ năng thực tế liên quan đến các kiến thức được giảng dạy như các hoạt động liên quan tới hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu, bảo vệ thương hiệu, phát triển truyền thông thương hiệu, phát triển điểm tiếp xúc thương hiệu; Các hoạt động liên quan tới hoạch định chiến lược thương hiệu, chiến lược định vị thương hiệu và chiến lược phát triển thương hiệu; Các hoạt động liên quan tới định giá tài sản thương hiệu và khai thác tài sản thương hiệu trong doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, sinh viên chuyên ngành được khuyến khích chủ động tìm kiếm các cơ hội thực tập phù hợp với điều kiện của từng sinh viên. Bên cạnh đó, Khoa và các bộ môn chuyên ngànhluôn sẵn sàng hỗ trợ đối với các sinh viên có nguyện vọng được giới thiệu đơn vị thực tập. Một số doanh nghiệp đối tác có thể kể tới như Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, Tập đoàn truyền thông quốc gia Việt Nam, Công ty Mibrand Việt Nam, Công ty cổ phần truyền thông thương hiệu CBM Việt Nam, Công ty cổ phần Netnam, Công ty cổ phần phát triển giáo dục Hawking.
Nhu cầu lao động có trình độ chuyên môn, có kỹ năng thực tế về hoạt động quản trị thương hiệu tại thị trường Việt Nam đang có xu hướng tăng trong thời gian qua. Bối cảnh thị trường kinh doanh với nhiều biến động kinh tế - xã hội đã dẫn đến những yêu cầu ở mức độ phức tạp hơn đối với doanh nghiệp trong việc tạo dựng uy tín và sự tin tưởng của khách hàng và cộng đồng. Ngành marketing đang trở thành một trong những ngành nghề nhận được rất nhiều sự chú ý. Các doanh nghiệp, dù là doanh nghiệp sản xuất hay kinh doanh dịch vụ đều cần đến một đội ngũ nhân lực có chuyên môn có kỹ năng, có trình độ để thực hiện các hoạt động tạo dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm, cho doanh nghiệp. Sự thấu hiểu nhu cầu, những tâm tư nguyện vọng và ước mong của khách hàng ngày càng trở nên cấp thiết đối với doanh nghiệp, vì đó là cơ sở giúp cho doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng mục tiêu của mình, từ đó duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững so với đối thủ trong cùng ngành.
Sự khan hiếm của thị trường đối với nhân sự về quản trị thương hiệu càng thể hiện rõ ràng khi chưa có nhiều cơ sở đào tạo mạnh dạn khai thác mảng chuyên sâu này. Thêm vào đó, một số hướng đào tạo vẫn còn nhiều thiên hướng lý thuyết, chưa đi sâu vào nội dung thực tế. Trong khi đó, nội dung về thương hiệu là nội dung gắn nhiều đối với trải nghiệm của người thực hiện và cần nhiều hơn những cảm nhận mang tính cảm xúc. Chính vì vậy, để có được một đội ngũ quản trị thương hiệu có kỹ năng có chuyên môn thì không chỉ cần thời gian đào tạo tại môi trường đại học mà còn cần hơn nữa là những khoảng thời gian va chạm, tiếp xúc thực tế. Nhu cầu thị trường đối với nhân lực Quản trị thương hiệu là không thể phủ nhận. Sự thiếu hụt đối với nhân lực lành nghề trong lĩnh vực này đòi hỏi các cơ sở đào tạo cần tăng cường đổi mới chương trình đào tạo nhằm đáp ứng với yêu cầu thực tế của doanh nghiệp.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị thương hiệu có thể phù hợp làm việc tại nhiều bộ phận và đơn vị khác nhau trong doanh nghiệp, tổ chức. Cụ thể:
- Bộ phận quản trị marketing và thương hiệu
- Bộ phận quản trị dự án về thương hiệu
- Bộ phận quản trị hoạt động truyền thông xúc tiến thương mại, quảng cáo, quan hệ công chúng, tuyên truyền thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ
- Bộ phận quản lý khách hàng, chăm sóc khách hàng, dịch vụ khách hàng và phát triển thị trường, nghiên cứu thị trường khách hàng.
- Bộ phận quản trị chiến lược, chính sách và kế hoạch kinh doanh.
- Bộ phận nghiên cứu, giảng dạy hoặc làm việc tại các trường đại học, viện nghiên cứu và chuyên viên nghiên cứu thương hiệu tại các doanh nghiệp
- Có khả năng tự nghiên cứu chuyển đổi nhanh để làm việc được ở các bộ phận thuộc chức năng, quá trình quản trị kinh doanh khác (Logistics, quản trị chất lượng, chuỗi cung ứng, quản trị nhân sự, quản trị kinh doanh XNK...) ở các doanh nghiệp.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị thương hiệu có thể phù hợp làm việc tại một số loại hình tổ chức và doanh nghiệp. Cụ thể:
- Các loại hình doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ đặc biệt là các doanh nghiệp có kinh doanh thương mại như: ngân hàng và các tổ chức tài chính, bệnh viện và các cơ sở chăm sóc sức khỏe và y tế, các công ty dược, các sở công thương, các đơn vị xúc tiến thương mại, các đơn vị nghiên cứu thị trường, các trường và các tổ chức đào tạo, các viện nghiên cứu, các đơn vị đầu tư và sở hữu trí tuệ.
- Các loại hình doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh ở bộ phận quản trị và thương mại, thị trường, khách hàng
- Các tổ chức kinh tế, tổ chức phi lợi nhuận, các viện nghiên cứu, các trường trung học nghề, cao đẳng, đại học, các đơn vị đào tạo ở các bộ phận giảng dạy, nghiên cứu và phát triển thương hiệu... của các tổ chức và đơn vị này.
- Các tổ chức và đơn vị quản lý thị trường và thương mại ở các cơ quan quản lý nhà nước các cấp.
Câu lạc bộ Nhà Quản trị thương hiệu – CBM được thành lập ngày 24/08/2013, là câu lạc bộcủa chuyên ngành Quản trị thương hiệu thuộc khoa Marketing trường Đại học Thương Mại. Câu lạc bộ Nhà Quản trị thương hiệu được tạo nền móng và dẫn dắt từ những người giảng viên tâm huyết của các bộ môn chuyên ngành, được bồi đắp bởi những sinh viên cầu thị đến từ các khoá và các chuyên ngành khác nhau trong trường. Trong gần bảy năm hoạt động, Câu lạc bộ Nhà Quản trị thương hiệu đã thu hút được hơn 800 sinh viên với số lượng đăng ký gia nhập hàng năm trung bình ở mức 120 người; tỷ lệ duy trì tham gia câu lạc bộ trong suốt khoảng thời gian học tập tại trường đạt 80 phần trăm. Đáng chú ý, nhiều thành viên dù đã tốt nghiệp ra trường nhưng những thành viên này vẫn tiếp tục tham gia các hoạt động của câu lạc bộ, góp phần tạo nên một mạng lưới tiềm năng hỗ trợ nhau trong học tập, nghiên cứu và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp.
Câu lạc bộ Nhà Quản trị thương hiệu – CBM có thoả thuận hợp tác với Câu lạc bộ Sở hữu trí tuệ (Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội); có một số chương trình kết nối với các doanh nghiệp, tổ chức như Alphabooks, Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, Mibrand Việt Nam (Đại diện Brand Finance tại Việt Nam), VNNC (Tập đoàn truyền thông quốc gia Việt Nam). Một số các chương trình đã được thực hiện và thu hút được đông đảo sinh viên trong và ngoài trường tham dự đó là: Toạ đàm “Bom – Brand in online market” (2019), Toạ đàm “Nghệ thuật xây dựng thương hiệu cá nhân” (2019), Toạ đàm “Thương hiệu khởi nghiệp – Inbrand up” (2017). Bên cạnh đó, câu lạc bộ Nhà Quản trị thương hiệu cũng đã hỗ trợ thực hiện thành công cuộc thi định kỳ “Khám phá thương hiệu” (2013, 2015, 2017) cho sinh viên chuyên ngành. Mục tiêu câu lạc bộ Nhà Quản trị thương hiệu - CBM hướng tới trong thời gian tới đó là tăng cường sự kết nối với các đơn vị, doanh nghiệp và góp phần thúc đẩy tinh thần học tập, luyện tập kỹ năng thực tế của các thành viên trong câu lạc bộ.
- Đạt chuẩn nền kiến thức giáo dục đại cương theo chuẩn chương trình đào tạo quốc gia khối ngành Kinh tế, quản lý và kinh doanh và ngành Marketing, tập trung nâng cao kiến thức ngoại ngữ theo chuẩn của trường, kiến thức tin học căn bản, kiến thức cơ bản về phương pháp nghiên cứu khoa học.
- Có kiến thức bao quát về kinh tế, quản lý và kinh doanh bao gồm: Kinh tế học vi mô, Kinh tế học vĩ mô, Các kiến thức về kinh tế xã hội; Các kiến thức về môi trường và thị trường cạnh tranh của quốc gia và quốc tế; Các kiến thức về, môi trường và thị trường cạnh tranh của doanh nghiệp; Luật kinh tế; …
- Đảm bảo kiến thức căn bản, cập nhật và phát triển quản trị kinh doanh và ngành marketing gồm: các Nguyên lý kinh doanh hiện đại, Nguyên lý quản trị, Nguyên lý marketing, Quản trị chiến lược doanh nghiệp; Quản trị marketing; Quản trị chất lượng; Quản trị thương hiệu, Quản trị logistics kinh doanh; Chuỗi cung ứng; …
- Nắm vững kiến thức chuyên sâu về thực tiễn về ngành marketing và chuyên ngành Quản trị thương hiệu bao gồm: Hành vi khách hàng; Nghiên cứu marketing; Quản trị thương hiệu; Chiến lược thương hiệu; Định giá và chuyển nhượng thương hiệu; Truyền thông marketing… Phân tích, hoạch định, tổ chức triển khai các kế hoạch và quyết định marketing sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến.... về sản phẩm và thương hiệu, và các tình huống và thực hành về xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu. …
- Có kiến thức bổ trợ và phát triển sang các ngành đào tạo khác của trường và các trường thuộc khối ngành Kinh tế - Quản lý - Kinh doanh.
Chuyên ngành quản trị thương hiệu được thành lập từ năm 2010 của Trường Đại học Thương mại, là chuyên ngành đáp ứng khá tốt nhu cầu của xã hội và người học trong những năm qua, được ghi nhận tích cực về tính khoa học trong nghiên cứu học thuật và tính thực tiễn trong áp dụng thực tế tại các doanh nghiệp. Trải qua gần 10 năm đào tạo hệ chính quy, tính đến nay, đội ngũ giảng viên của chuyên ngành đã mở rộng và phát triển với ba Phó giáo sư, ba Tiến sĩ, mười bốn Thạc sĩ đang công tác và sinh hoạt chuyên môn tại ba bộ môn: Quản trị thương hiệu, Quản trị chất lượng, và Logistics Kinh doanh. Hầu hết các giảng viên Thạc sĩ của các bộ môn thuộc chuyên ngành Quản trị thương hiệu đều đang học tập chương trình đào tạo Tiến sĩ và 100% các giảng viên đang giảng dạy cho các học phần thuộc chuyên ngành đều đã đạt chuẩn trình độ Tiếng Anh.
Mỗi học kỳ, theo kế hoạch công tác của Khoa và của Nhà trường, các bộ môn đều thực hiện hoạt động trao đổi chuyên môn hàng kỳ để các giảng viên trong bộ môn tiếp nhận các nội dung mới trong lĩnh vực học thuật. Số lượng và chất lượng các bài báo khoa học của các giảng viên tham gia giảng dạy chuyên ngành Quản trị thương hiệu đều được Nhà trường và các đơn vị đối tác ghi nhận trong nội dung học thuật. Bên cạnh đó, các bộ môn cũng tăng cường giao lưu và thúc đẩy việc hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức thông qua việc gửi sinh viên tham gia các dự án, chương trình hợp tác chung; giới thiệu và hướng dẫn sinh viên thực tập tốt nghiệp. Một số các chương trình hợp tác được thực hiện với Cục Sở hữu trí tuệ, Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, Viện Năng suất Việt Nam, Sở Công Thương Hà Nội, …
Sinh viên chuyên ngành Quản trị thương hiệu có nhiều cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp ở các quy mô khác nhau, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm và dịch vụ hướng tới khách hàng tiêu dùng. Sinh viên chuyên ngành có cơ hội để tìm hiểu và rèn luyện kỹ năng thực tế liên quan đến các kiến thức được giảng dạy như các hoạt động liên quan tới hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu, bảo vệ thương hiệu, phát triển truyền thông thương hiệu, phát triển điểm tiếp xúc thương hiệu; Các hoạt động liên quan tới hoạch định chiến lược thương hiệu, chiến lược định vị thương hiệu và chiến lược phát triển thương hiệu; Các hoạt động liên quan tới định giá tài sản thương hiệu và khai thác tài sản thương hiệu trong doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, sinh viên chuyên ngành được khuyến khích chủ động tìm kiếm các cơ hội thực tập phù hợp với điều kiện của từng sinh viên. Bên cạnh đó, Khoa và các bộ môn chuyên ngànhluôn sẵn sàng hỗ trợ đối với các sinh viên có nguyện vọng được giới thiệu đơn vị thực tập. Một số doanh nghiệp đối tác có thể kể tới như Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, Tập đoàn truyền thông quốc gia Việt Nam, Công ty Mibrand Việt Nam, Công ty cổ phần truyền thông thương hiệu CBM Việt Nam, Công ty cổ phần Netnam, Công ty cổ phần phát triển giáo dục Hawking.
Nhu cầu lao động có trình độ chuyên môn, có kỹ năng thực tế về hoạt động quản trị thương hiệu tại thị trường Việt Nam đang có xu hướng tăng trong thời gian qua. Bối cảnh thị trường kinh doanh với nhiều biến động kinh tế - xã hội đã dẫn đến những yêu cầu ở mức độ phức tạp hơn đối với doanh nghiệp trong việc tạo dựng uy tín và sự tin tưởng của khách hàng và cộng đồng. Ngành marketing đang trở thành một trong những ngành nghề nhận được rất nhiều sự chú ý. Các doanh nghiệp, dù là doanh nghiệp sản xuất hay kinh doanh dịch vụ đều cần đến một đội ngũ nhân lực có chuyên môn có kỹ năng, có trình độ để thực hiện các hoạt động tạo dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm, cho doanh nghiệp. Sự thấu hiểu nhu cầu, những tâm tư nguyện vọng và ước mong của khách hàng ngày càng trở nên cấp thiết đối với doanh nghiệp, vì đó là cơ sở giúp cho doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng mục tiêu của mình, từ đó duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững so với đối thủ trong cùng ngành.
Sự khan hiếm của thị trường đối với nhân sự về quản trị thương hiệu càng thể hiện rõ ràng khi chưa có nhiều cơ sở đào tạo mạnh dạn khai thác mảng chuyên sâu này. Thêm vào đó, một số hướng đào tạo vẫn còn nhiều thiên hướng lý thuyết, chưa đi sâu vào nội dung thực tế. Trong khi đó, nội dung về thương hiệu là nội dung gắn nhiều đối với trải nghiệm của người thực hiện và cần nhiều hơn những cảm nhận mang tính cảm xúc. Chính vì vậy, để có được một đội ngũ quản trị thương hiệu có kỹ năng có chuyên môn thì không chỉ cần thời gian đào tạo tại môi trường đại học mà còn cần hơn nữa là những khoảng thời gian va chạm, tiếp xúc thực tế. Nhu cầu thị trường đối với nhân lực Quản trị thương hiệu là không thể phủ nhận. Sự thiếu hụt đối với nhân lực lành nghề trong lĩnh vực này đòi hỏi các cơ sở đào tạo cần tăng cường đổi mới chương trình đào tạo nhằm đáp ứng với yêu cầu thực tế của doanh nghiệp.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị thương hiệu có thể phù hợp làm việc tại nhiều bộ phận và đơn vị khác nhau trong doanh nghiệp, tổ chức. Cụ thể:
- Bộ phận quản trị marketing và thương hiệu
- Bộ phận quản trị dự án về thương hiệu
- Bộ phận quản trị hoạt động truyền thông xúc tiến thương mại, quảng cáo, quan hệ công chúng, tuyên truyền thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ
- Bộ phận quản lý khách hàng, chăm sóc khách hàng, dịch vụ khách hàng và phát triển thị trường, nghiên cứu thị trường khách hàng.
- Bộ phận quản trị chiến lược, chính sách và kế hoạch kinh doanh.
- Bộ phận nghiên cứu, giảng dạy hoặc làm việc tại các trường đại học, viện nghiên cứu và chuyên viên nghiên cứu thương hiệu tại các doanh nghiệp
- Có khả năng tự nghiên cứu chuyển đổi nhanh để làm việc được ở các bộ phận thuộc chức năng, quá trình quản trị kinh doanh khác (Logistics, quản trị chất lượng, chuỗi cung ứng, quản trị nhân sự, quản trị kinh doanh XNK...) ở các doanh nghiệp.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị thương hiệu có thể phù hợp làm việc tại một số loại hình tổ chức và doanh nghiệp. Cụ thể:
- Các loại hình doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ đặc biệt là các doanh nghiệp có kinh doanh thương mại như: ngân hàng và các tổ chức tài chính, bệnh viện và các cơ sở chăm sóc sức khỏe và y tế, các công ty dược, các sở công thương, các đơn vị xúc tiến thương mại, các đơn vị nghiên cứu thị trường, các trường và các tổ chức đào tạo, các viện nghiên cứu, các đơn vị đầu tư và sở hữu trí tuệ.
- Các loại hình doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh ở bộ phận quản trị và thương mại, thị trường, khách hàng
- Các tổ chức kinh tế, tổ chức phi lợi nhuận, các viện nghiên cứu, các trường trung học nghề, cao đẳng, đại học, các đơn vị đào tạo ở các bộ phận giảng dạy, nghiên cứu và phát triển thương hiệu... của các tổ chức và đơn vị này.
- Các tổ chức và đơn vị quản lý thị trường và thương mại ở các cơ quan quản lý nhà nước các cấp.
Câu lạc bộ Nhà Quản trị thương hiệu – CBM được thành lập ngày 24/08/2013, là câu lạc bộcủa chuyên ngành Quản trị thương hiệu thuộc khoa Marketing trường Đại học Thương Mại. Câu lạc bộ Nhà Quản trị thương hiệu được tạo nền móng và dẫn dắt từ những người giảng viên tâm huyết của các bộ môn chuyên ngành, được bồi đắp bởi những sinh viên cầu thị đến từ các khoá và các chuyên ngành khác nhau trong trường. Trong gần bảy năm hoạt động, Câu lạc bộ Nhà Quản trị thương hiệu đã thu hút được hơn 800 sinh viên với số lượng đăng ký gia nhập hàng năm trung bình ở mức 120 người; tỷ lệ duy trì tham gia câu lạc bộ trong suốt khoảng thời gian học tập tại trường đạt 80 phần trăm. Đáng chú ý, nhiều thành viên dù đã tốt nghiệp ra trường nhưng những thành viên này vẫn tiếp tục tham gia các hoạt động của câu lạc bộ, góp phần tạo nên một mạng lưới tiềm năng hỗ trợ nhau trong học tập, nghiên cứu và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp.
Câu lạc bộ Nhà Quản trị thương hiệu – CBM có thoả thuận hợp tác với Câu lạc bộ Sở hữu trí tuệ (Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội); có một số chương trình kết nối với các doanh nghiệp, tổ chức như Alphabooks, Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, Mibrand Việt Nam (Đại diện Brand Finance tại Việt Nam), VNNC (Tập đoàn truyền thông quốc gia Việt Nam). Một số các chương trình đã được thực hiện và thu hút được đông đảo sinh viên trong và ngoài trường tham dự đó là: Toạ đàm “Bom – Brand in online market” (2019), Toạ đàm “Nghệ thuật xây dựng thương hiệu cá nhân” (2019), Toạ đàm “Thương hiệu khởi nghiệp – Inbrand up” (2017). Bên cạnh đó, câu lạc bộ Nhà Quản trị thương hiệu cũng đã hỗ trợ thực hiện thành công cuộc thi định kỳ “Khám phá thương hiệu” (2013, 2015, 2017) cho sinh viên chuyên ngành. Mục tiêu câu lạc bộ Nhà Quản trị thương hiệu - CBM hướng tới trong thời gian tới đó là tăng cường sự kết nối với các đơn vị, doanh nghiệp và góp phần thúc đẩy tinh thần học tập, luyện tập kỹ năng thực tế của các thành viên trong câu lạc bộ.