Bài báo Tạp chí
Lê Quỳnh Liên - Tác động của quản lý vốn lưu động đến đầu tư nghiên cứu và phát triển.
JEL Classifications: G31, G32, O32.
Mã số: 196.2BAdm.21
DOI: 10.54404/JTS.2024.196V.06
Bài nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của quản lý vốn lưu động đến mức độ đầu tư nghiên cứu và phát triển (R&D) của các doanh nghiệp. Dữ liệu được thu thập từ cơ sở dữ liệu Compustat bao gồm 18.958 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên toàn thế giới trong giai đoạn từ 2009 đến 2023, với tổng số 128.498 quan sát. Tác giả đã thực hiện các phương pháp hồi quy bình phương tối thiểu nhỏ nhất (Pooled OLS), mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM). Đồng thời, tác giả cũng thực hiện các kiểm định VIF, White và Hausman và chọn ra mô hình phù hợp nhất là mô hình tác động cố định với sai số chuẩn (FEM robust). Kết quả chỉ ra rằng đầu tư R&D ở kỳ trước ảnh hưởng tích cực đến đầu tư hiện tại, trong khi đó, vốn lưu động và lợi nhuận (ROA) lại có ảnh hưởng tiêu cực. Những phát hiện này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý hiệu quả vốn lưu động và cải thiện lợi nhuận nhằm tối ưu hóa đầu tư R&D. Nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị cụ thể cho các doanh nghiệp, bao gồm việc tối ưu hóa quản lý vốn lưu động, duy trì kế hoạch đầu tư R&D lâu dài và cải thiện khả năng tài chính để tăng cường hiệu quả đầu tư vào R&D.