Bài báo Tạp chí

Quay trở lại danh sách
Tạp chí số 119

Hồ Thủy Tiên, Hoàng Đức Long và Hồ Thị Lam - Chỉ số an ninh tài chính tổng hợp AFSI: một thước đo mới về mức độ an ninh tài chính của Việt Nam

27/07/2021 16:59:57
Mã số: 119.FiBa.11
Trong nghiên cứu này, bài viết xây dựng một bộ chỉ số đo lường an ninh tài chính của quốc gia và tính toán chỉ số an ninh tài chính tổng hợp (Aggregate Financial Security Index - AFSI). Đây là một chỉ số hoàn toàn mới ở Việt Nam, là một thước đo tổng hợp và toàn diện, phản ánh đầy đủ các thông tin về tình hình an ninh tài chính của Việt Nam, cả ở góc độ vĩ mô và vi mô. Bằng cách lựa chọn bộ chỉ số phản ánh mức độ an ninh tài chính với dữ liệu chuẩn theo thông lệ quốc tế, chúng tôi áp dụng các phương pháp thống kê để chuẩn hóa bộ dữ liệu và tính toán các chỉ số thành phần đồng thời ước lượng AFSI. Kết quả tính toán và phân tích AFSI cho thấy, trong suốt giai đoạn nghiên cứu (2001-2016), chỉ số an ninh tài chính tổng hợp có giá trị trung bình âm, tuy nhiên ở mức rất nhỏ, thể hiện mức độ an ninh tài chính quốc gia đang ở mức khá thấp. Trong giai đoạn 2001 - 2007, chỉ số AFSI có xu hướng gia tăng liên tục, cho thấy an ninh tài chính Việt Nam được cải thiện, sau đó, trước áp lực hội nhập quốc tế mạnh mẽ và khủng hoảng từ năm 2007, tình trạng an ninh tài chính bị đe dọa, thể hiện ở sự suy giảm của chỉ số AFSI trong giai đoạn 2007 - 2011, kéo theo chỉ số trung bình AFSI ở mức âm. Tuy nhiên, chỉ số này đã có dấu hiệu phục hồi trong giai đoạn từ 2012 đến nay. Nghiên cứu đã chỉ ra 5 mức độ của an ninh tài chính và an ninh tài chính Việt Nam đang ở mức độ 3. Kết quả của AFSI chỉ ra rằng, yếu điểm lớn nhất của an ninh tài chính Việt Nam nằm ở an ninh tài chính vĩ mô từ đó nghiên cứu đã đề xuất một số khuyến nghị nhằm cải thiện mức độ an ninh tài chính Việt Nam trong giai đoạn sắp tới.